Với sự tồn tại của một quốc gia thì việc sinh đẻ mang ý nghĩa rất lớn, nhất là những quốc gia có tỉ lệ tử cao hơn sinh, họ cần phụ nữ thuộc quốc gia đó phải đạt được số lần sinh con phải vừa đủ để bù đắp cho số lượng tử vong mỗi năm, dù cho việc đó có nghĩa là họ phải sinh nhiều hơn 2 lứa.
Theo thống kê gần đây thì với sự tác động của các nền văn hóa khác nhau và vấn đề kinh tế khắp thế giới, chỉ có một nửa trong số 224 quốc gia trên thế giới đạt đủ tỉ lệ sinh chuẩn.
Và với những quốc gia không đạt chuẩn, họ luôn khuyến khích người dân mình nên "quan hệ" nhiều hơn bằng nhiều cách, từ lạ cho tới những cách gây tranh cãi.
Đan Mạch
(Ảnh: Internet)
Chính phủ nước này từng nói, nếu bạn không muốn có con thì ít nhất hãy cố "hi sinh vì tổ quốc" một lần.
Tỉ lệ sinh của Đan Mạch ở mức rất thấp, chỉ có 1,73 em bé/bà mẹ. Và để khuyến khích người dân tích cực sinh đẻ hơn, một công ty du lịch tên Spies Rejser đã thực hiện chiến dịch nhắm tới các cặp vợ chồng. Theo đó, bất cứ cặp đôi nào đặt chuyến nghỉ mát từ Spies Rejser, và được "xác nhận" đã trong lúc nghỉ mát, công ty sẽ chu cấp cho gia đình đó những nhu yếu phẩm dành cho các bé mới sinh trong suốt 3 năm.
Thậm chí Đan Mạch vừa tung ra một đoạn video khiêu gợi mang tính tuyên truyền tên "Do it for mom" nhằm khiến các cặp vợ chồng cảm thấy họ nên sinh con để cha mẹ họ có cháu chắt để mà ôm khi về già.
Nga
(Ảnh: Internet)
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng mời nhóm nhạc Boyz II Men tới Nga để biểu diễn nhằm khuyến khích các thanh niên nên nhanh chóng kết hôn.
Ai lại có thể trách ông khi đất nước đang gặp phải một vấn nạn về tỉ lệ sinh tử. Nhiều thanh niên chết trẻ, do HIV/AIDS và nạn nghiện rượu, thêm vào đó, rất nhiều phụ nữ ở Nga lại không có con.
Vào năm 2007, mọi việc trở nên rất tệ, tới mức chính phủ chính thức tuyên bố ngày 12/9 là Ngày Thụ Thai.
Trong ngày này, mọi người đều được nghỉ để tập trung vào việc "quốc gia đại sự", đó là có con. Và bất cứ phụ nữ nào sinh con vào ngày 12 của tháng 6, tức 9 tháng sau ngày Thụ Thai sẽ được tặng một cái tủ lạnh.
Nhật Bản
(Ảnh: Internet)
Tỉ lệ sinh của Nhật bản vốn đã thấp kể từ năm 1975. Và để đối phó với việc này, một nhóm sinh viên từ Đại học Tsukuba đã phát minh và giới thiệu robot giống hệt em bé mới sinh, tên là Yotaro.
Mục đích của Yotaro là giúp cho các cặp vợ chồng chưa có con hay còn lưỡng lự được thử trải nghiệm cảm giác làm cha làm mẹ, và các sinh viên trên hi vọng rằng việc này sẽ giúp họ chuẩn bị tinh thần cho việc sinh con tốt hơn và sẽ tự tin bước vào con đường đó một cách nhanh chóng hơn.
Romania
(Ảnh: Internet)
Vào những năm 1960, Romania rơi vào tình trạng khủng hoảng dân số. Với tỉ lệ sinh hầu như nằm ngang, và chính phủ phải đưa ra một điều khoản tăng 20% tiền thuế đối với những cặp vợ chồng không có con, với lời giải thích: nếu bạn không thể tạo ra những công dân trẻ với những cống hiến tiềm tàng cho đất nước trong tương lai, thì bạn phải cống hiến cho quốc gia bằng tiền của mình thay vào đó.
Singapore
(Ảnh: Internet)
Singapore là nước có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới, chỉ có 0.81 em bé/bà mẹ. Thế nên vào ngày 9/8/2012, chính phủ Singapore đã tuyên bố ngày này là Đêm Quốc Gia, được tài trợ bởi công ty Mentos với mục đích khuyến khích các cặp vợ chồng nhiệt tình hơn trong việc sinh đẻ.
Họ còn đặt ra một quy định rằng mỗi căn hộ đều phải có một phòng dành cho em bé cũng để khuyến khích các cặp đôi sống cùng nhau "sinh con vì tổ quốc".
Tính tới nay, chính phủ Singapore đã bỏ ra 1.6 tỉ USD mỗi năm để thực hiện những chiến dịch khuyến khích này.
Hàn Quốc
(Ảnh: Internet)
Cứ mỗi thứ Tư thuộc tuần lễ thứ 3 của mỗi tháng, mọi văn phòng ở Hàn Quốc đều đóng cửa vào lúc 7 giờ tối, và tuyên bố ngày hôm đó là Ngày Gia Đình.
Với tỉ lệ sinh chỉ có 1.25 em bé/bà mẹ, việc này khuyến khích mọi người nên trân trọng và bước vào cuộc sống của một gia đình sung túc, thậm chí chính phủ còn thưởng tiền cho những gia đình có trên 2 đứa con.
Ấn Độ
(Ảnh: Internet)
Tuy Ấn Độ nói chung không có vấn đề về dân số, với tỉ lệ sinh tử trên trung bình là 2.48. Cộng đồng Parsis của nước này thì lại gặp vấn đề khá lớn. Dân số của họ đang giảm mạnh, từ 119.000 người vào năm 1941 xuống chỉ còn 61.000 người vào năm 2001 theo một thống kê cùng năm.
Việc đó dẫn tới một loạt các quảng cáo tuyên truyền với nội dung "Hãy là người có trách nhiệm -đừng dùng bao cao su đêm nay".
Dường như việc tuyên truyền này đang có tác dụng vì một thống kê mới cho thấy dân số cộng đồng Parsis đã nhích lên 69,000.
Ý
(Ảnh: Internet)
Với tỉ lệ sinh ở mức 1.43, dưới tỉ lệ sinh trung bình của châu Âu là 1.58, chính phủ Ý đã thực hiện một chiến dịch khuyến khích sinh đẻ gây nhiều tranh cãi.
Với những nội dung như "Sắc đẹp tồn tại vĩnh cửu, nhưng khả năng thụ thai thì không đâu" hay "Còn chờ gì nữa? Sẽ không có con cò nào mang em bé tới nhà bạn và gõ cửa đâu" tưởng chừng sẽ giúp gia tăng dân số nhưng kết cục lại không được tiếp nhận một cách nồng nhiệt cho lắm bởi những cặp vợ chồng trẻ.
Francesco Daveri, Giáo sư khoa Kinh Tế từ Đại học Università Cattolica del Sacro Cuore nói rằng chiến dịch quảng cáo đó là một thất bại thảm họa.
Hong Kong
(Ảnh: Internet)
Với tỉ lệ sinh chỉ có 1.18 và quá trình công nghiệp hóa, dân số của Hong Kong đang giảm mạnh, kéo theo tiến độ phát triển kinh tể của nước này.
Thế nên chính phủ Hong Kong đã đề xuất việc trao tiền thưởng cho các cặp vợ chồng có nhiều con, dựa theo ý tưởng của Singapore, với số tiền từ khoảng 4.400 USD cho những gia đình có 2 con và 5.900 USD cho những gia đình có trên 3 con.
Nhưng cuối cùng, kế hoạch này đã bị từ chối.
Tây Ban Nha
(Ảnh: Internet)
Với tỉ lệ sinh cực thấp và tỉ lệ thất nghiệp vô cùng cao, với một nửa dân số trẻ tuổi trong nước không có việc làm, con số này đứng thứ hai ở châu Âu, chỉ sau Hy Lạp.
Để đối phó với vấn đề đáng lo ngại này, chính phủ Tây Ban Nha đã bổ nhiệm một Ủy viên đặc biệt tên Edelmira Barreira vào tháng 1/2017, nhiệm vụ đầu tiên của cô là điểm mặt vô số nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch này và tìm ra những chiến lược vĩ mô để đối phó.
Barreira nói với báo Faro De Vigo rằng: "Chúng ta còn một con đường chông gai và bận rộn ở phía trước".
(Nguồn: Businessinsider)
No comments:
Post a Comment