Friday, April 28, 2017

Giá vàng bất ngờ đảo chiều



Cập nhật lúc 14h ngày 28/4, giá mua - bán vàng Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại Hà Nội niêm yết ở mức 36,57 - 36,79 triệu đồng/lượng, tăng 40.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá cuối phiên ngày 27/4.


miếng SJC ở Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý đang niêm yết ở mức 36,64- 36,72 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 40.000 ở đầu bán ra so với mức giá cuối ngày 27/4, chênh lệch mua vào bán ra là 80.000 đồng/lượng.


Giá vàng bất ngờ đảo chiều.


SJC tại thị trường Sài Gòn của tập đoàn DOJI đang niêm yết ở mức 36,63 - 36,73 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng ở chiều mua vào và 40.000 đồng/lượng ở đầu bán ra so với mức giá cuối phiên ngày 27/4. Giá vàng SJC tập đoàn DOJI tại Hà Nội niêm yết ở mức 36,63 - 36,72 triệu đồng/lượng.


Trước đó, tại DOJI, mở cửa phiên giao dịch ngày 27/4, giá vàng miếng niêm yết tại 36,62 - 36,70 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 10.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước. Trong phiên giá vàng điều chỉnh tăng giảm nhẹ và chốt phiên tại 36,62 - 36,70 triệu đồng.


Kim loại quý hiện đang trụ vững quanh ngưỡng 36,60 triệu đồng, đánh dấu mức thấp nhất trong 2 tuần. Trước những diễn biến còn chưa rõ ràng của giá vàng thế giới, thị trường vàng miếng trong nước hôm Thứ Năm ghi nhận phản ứng khá mờ nhạt từ phía nhà đầu tư. Trong phiên, nhu cầu phát sinh mua bán tích trữ nhỏ lẻ.


Cùng chung với diễn biến của giá vàng quốc tế, kim loại quý trong nước khó phán đoán chưa tạo được nhiều sự thay đổi bứt phá. Nhiều chuyên gia phân tích đưa ra những ý kiến nhận định trái chiều. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư trong nước việc đầu tư an toàn cân đối nên được đặt lên hàng đầu nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.






Nên đọc

Thursday, April 27, 2017

Các tỷ phú Việt rót gần 370 nghìn tỷ thành lập doanh nghiệp



Theo báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 4/2017, số được thành lập mới là 13.102 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 98.397 tỷ đồng, tăng 8,9% về số doanh nghiệp và tăng 8,8% về số vốn đăng ký so với tháng 3/2017. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một trong tháng 4 đạt 7,5 tỷ đồng, giảm 23,9% so với tháng trước.


Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2017, cả nước có thêm 39.580 thành lập mới với số vốn đăng ký là 369.635 tỷ đồng, tăng 14,0% về số doanh nghiệp và tăng 48,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái (so sánh 2016/2015: doanh nghiệp tăng 22,9%; vốn tăng 52,8%).


hình ảnh doanh nghiệp
Ảnh minh họa.


Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền trong 4 tháng qua là 825.332 tỷ đồng, bao gồm: tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 369.635 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 455.697 tỷ đồng.


Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt 9,3 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng qua là 423.952 lao động, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.


Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, thì trong 4 tháng đầu năm công ty cổ phần có tỷ trọng vốn đăng ký bình quân cao nhất là 25,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là công ty TNHH 2 thành viên là 7,7 tỷ đồng/doanh nghiệp; công ty TNHH 1 thành viên là 5,6 tỷ đồng/doanh nghiệp; công ty hợp danh là 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp và tư nhân là 1,4 tỷ đồng/doanh nghiệp.


Xét về lĩnh vực hoạt động, tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng ở một số ngành nghề so với cùng kỳ năm ngoái đó là: Thông tin và truyền thông đăng ký 998 doanh nghiệp, tăng 237,2%; Kinh doanh bất động sản đăng ký 1.391 doanh, tăng 66,0%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga đăng ký 289 doanh nghiệp, tăng 34,4%; Giáo dục và đào tạo đăng ký 994 doanh nghiệp, tăng 30,4%;... chỉ có 2 ngành nghề là có số doanh nghiệp giảm đó là , ngân hàng và bảo hiểm đăng ký 428 doanh nghiệp, giảm 53,2% và Vận tải kho bãi đăng ký 2.075 doanh nghiệp, giảm 0,2%.


Về tỷ lệ vốn đăng ký, thống kê cho thấy tỷ lệ vốn đăng ký giảm ở một số ngành so với cùng kỳ, cụ thể: Vận tải kho bãi đăng ký 9.040 tỷ đồng, giảm 13,5%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đăng ký 7.056 tỷ đồng, giảm 12,9%; Hoạt động dịch vụ khác đăng ký 655 tỷ đồng, giảm 12,4%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga đăng ký 13.768 tỷ đồng, giảm 3,2%. Các ngành còn lại đều có tỷ lệ vốn đăng ký tăng so với cùng kỳ năm ngoái.






Nên đọc

Doanh nhân 8X Bùi Cao Nhật Quân sở hữu nghìn tỷ là ai?



Thông tin về trẻ tuổi Bùi Cao Nhật Quân đang khiến dư luận xôn xao khi mới chỉ 35 tuổi nhưng đã sở hữu tài sản nghìn tỷ. Vậy doanh nhân này là ai?


Theo tìm hiểu, ông Bùi Cao Nhật Quân là con trai ông Bùi Thành Nhơn. Vị sinh năm 1982 này quê ở Đồng Tháp, hiện là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - NVL), tức quyền hành tại Novaland chỉ đứng sau người cha của mình.


Sau khi hơn 589 triệu cổ phiếu NVL được niêm yết trên sàn vào cuối năm 2016, đã giúp 2 cái tên Bùi Thành Nhơn và Bùi Cao Nhật Quân nổi lên trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt với khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng.


Ông Bùi Cao Nhật Quân – Phó Chủ tịch HĐQT tập đoàn Novaland. Ảnh: Novaland.


Theo bản giới thiệu của tập đoàn Novaland, ông Bùi Cao Nhật Quân tốt nghiệp Khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Western Washington - Hoa Kỳ. Ông Quân nắm trong tay 31,3 triệu cổ phiếu NVL, chiếm 5,26 vốn điều lệ của tập đoàn.


Cổ phiếu NVL đang có mức giá 75.500 đồng/cổ phiếu. Như vậy, với hơn 31 triệu cổ phiếu NVL, ông Bùi Cao Nhật Quân đang sở hữu khối tài sản mà bất cứ doanh nhân nào cũng phải mơ ước 2.270 tỷ đồng, với mức tài sản này, ông Quân đang đứng ở vị trí thứ 13 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.


Nói về con đường trở thành tỷ phú Việt của "thiếu gia" nhà họ "Bùi" thật khiến nhiều người đáng nể. Theo đó, từ 2002 đến 2004, ông Quân mới chỉ làm chuyên viên Pepsico Vietnam. Sau đó, từ 2004 đến 2006, ông Quân đã làm tổng giám đốc Công ty CP Sài gòn V.E.T.


Từ 2007 – 2012 là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc No Va. Cũng từ năm 2007, ông Quân đảm trách thêm cương vị Phó tổng giám đốc Khối đầu tư và Thương mại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va và cho đến hiện nay ông Quân đang là "nhân vật thứ 2" tại Novaland.


Nói về Novaland, ông Quân khẳng định: “Chúng tôi lấy uy tín để tạo dựng thương hiệu. Uy tín của Novaland được chứng minh bằng dịch vụ khách hàng, chất lượng và độ hoàn mỹ của từng dự án mà Novaland đầu tư & phát triển”.


Đặc biệt, ngoài việc nắm giữ chức danh cấp cao tại Novaland, ông Bùi Cao Nhật Quân còn là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Thành Nhơn; Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Sài Gòn Gôn; Thành viên HĐQT Công ty CP Novagroup; Thành viên HĐQT Công ty CP Diamond Propertiesp; Thành viên HĐQT Công ty CP NovaMclub.


Theo giới thạo tin, doanh nhân Bùi Cao Nhật Quân từng khiến nhiều người chơi siêu xe tại Việt Nam "nể mặt" với bộ sưu tập siêu xe và xe siêu sang thuộc diện hiếm có tại thị trường Việt Nam. Điều đặc biệt, tất cả những chiếc xe này đều mang biển "tứ quý", đẹp mắt mà có lẽ đến tay chơi xe đình đám như Cường "Đô-la" cũng khó so bì.






Nên đọc

Wednesday, April 26, 2017

Phần mềm ERP-Life đạt danh hiệu Sao Khuê 2017


Lĩnh vực quản lý doanh nghiệp lớn đòi hỏi phần mềm phải đáp ứng phạm vi quản lý rộng toàn doanh nghiệp. những năm trước đây, ERP (phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là sân chơi của các nhà cung cấp nước ngoài vào thị trường Việt Nam nhưng những năm gần đây, nhiều sản phẩm ERP nội địa đã được cung cấp ra thị trường và đã đáp ứng được cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam.


Công ty CP Phần mềm Hiệu Quả Xanh (GREEN EFFECT) là một trong những công ty phần mềm Việt Nam phát triển phần mềm Quản lý tổng thể doanh nghiệp từ những năm 2000. Năm nay sản phẩm Phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP-Life của công ty một lần nữa lại là một trong số 4 sản phẩm đoạt danh hiệu Sao Khuê trong nhóm phần mềm quản lý doanh nghiệp lớn. Sản phẩm cũng giành được danh hiệu này năm ngoái (2016).


Theo đại diện của công ty, sản phẩm ERP-Life chọn cách đi khác biệt là customize (chỉnh sửa) toàn diện phần mềm theo yêu cầu của doanh nghiệp. Cách đi này phù hợp với nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi mà hệ thống quản lý chưa được hoàn chỉnh như các doanh nghiệp ở nước ngoài nhưng nhu cầu quản lý bằng phần mềm để tăng năng xuất lao động, quản trị thông tin hiệu quả thực sự là cấp bách.


Ngoài việc tích hợp nhiều công cụ sẵn trên phần mềm phục vụ cho việc chỉnh sửa phần mềm nhanh chóng và chuyên nghiệp như Lập trình chạy ngay, Khai báo quy trình tác nghiệp..., hệ thống ERP-Life còn cung cấp nhiều công cụ, tiện ích mới mẻ cho người dùng mà các phần mềm khác chưa thực hiện như: Hệ thống nhắc việc bằng các box số theo quy trình, Hội thoại theo dữ liệu, chỉnh sửa 1 nơi nhưng có hiệu lực chạy đồng thời trên cả 2 nền tảng cố đinh (PC, Laptop) và di động (Máy tính bảng, Điện thoại)...


Ngoài ra, tận dụng lợi thế về khả năng Lập trình chạy ngay của sản phẩm, quy trình triển khai dự án ERP-Life được công ty thực hiện theo cách đơn giản và hiệu quả. Nhiều yêu cầu khách hàng được đáp ứng nhanh chóng ngay tại máy chủ của doanh nghiệp mà không cần thực hiện lập trình tại công ty phần mềm.


"Những sự khác biệt về sản phẩm và cách thức triển khai dự án đối với GREEN EFFECT sẽ tạo ra một lợi thế về chi phí phần mềm và cả chất lượng dịch vụ với doanh nghiệp. Nó làm cho chất lượng của sản phẩm ERP-Life của chúng tôi không thua kém các sản phẩm xuất xứ ngoại cùng loại, đặc biệt khi xét trên tiêu chí dịch vụ khách hàng, nhưng chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra sẽ chỉ bằng một phần" - Đại diện GREEN EFFECT cho biết.



Một giao diện người dùng phần mềm ERP-Life.

Một giao diện người dùng phần mềm ERP-Life.

Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay vẫn đang tiếp tục. Thị trường còn nhiều mảnh đất mầu mỡ. Các sản phẩm ERP nước ngoài chủ yếu vẫn đang nhắm vào các doanh nghiệp lớn với chi phí hàng trăm ngàn USD trở lên. Trong bối cảnh này, đại diện GREEN EFFECT cho biết rất hy vọng và tin tưởng vào thị trường và khả năng đáp ứng của công ty trong mảng các doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam.


Tham khảo thêm chi tiết tại: .


A.D


Theo Trí thức trẻ

ĐHĐCĐ Tasco: “Đại gia” BOT chuyển hướng sang bất động sản giá rẻ và y tế


9h00: Sáng nay (26/4) CTCP (mã HUT ) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017.


Tính đến thời điểm khai mạc, Trưởng ban Kiểm soát HUT cho biết đại hội có sự tham dự trực tiếp của các cổ đông và người được uỷ quyền đại diện cho 70,27% cổ phần có quyền biểu quyết. Theo Luật doanh nghiệp, tỷ lệ trên đủ điều kiện tổ chức ĐHĐCĐ.


Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HUT cho biết: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất năm 2016 của HUT đạt 2.960 tỷ đồng, tương đương 123% so với kế hoạch năm và tăng trưởng 31% so với năm 2015.


đạt 403 tỷ đồng, tương đương 106% so với kế hoạch năm và tăng trưởng 151% so với năm 2015.


Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng so với năm 2015 chủ yếu là do công ty đã thực hiện bàn giao nhà cho khách hàng tại dự án khu nhà ở sinh thái Xuân Phương (Foresa Villa).


Trong năm 2016, công ty đã thực hiện chuyển đổi 20% trái phiếu chuyển đổi HUT-CB2015 thành cổ phiếu, tương ứng gần 8 triệu cổ phiếu. Công ty cũng đã chi trả cổ tức 12% bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu.


Về định hướng chiến lược năm 2017 - 2022, ông Dũng cho biết sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực: đầu tư bất động sản ; đầu tư y tế và công nghệ.


Về đầu tư bất động sản, lãnh đạo HUT khẳng định sẽ lấy năng lực lõi là chủ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông để đầu tư để đầu tư bất động sản theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng. Tìm kiếm cơ hội đầu tư về bất động sản ở Hà Nội và các thành phố lớn.


Về đầu tư Y tế, HUT sẽ hợp tác với các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện đầu tư các dự án bệnh viện.


Theo ông Dũng, không thể "hừng hực" đầu tư vào bất động sản như trước nữa, trong khi đó đầu tư vào các dự án giao thông thì có nhiều rủi ro. Do vậy HUT đã và đang chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ người dân, bất động sản thì tập trung phân khúc nhà thu nhập thấp, nhà giá rẻ, bất động sản cho thuê chứ không ưu tiên bất động sản cao cấp.


Ngoài ra, HUT cũng hướng vào phát triển lĩnh vực công nghệ trên nền tảng thu phí không dừng và mở rộng sang phát triển hệ thống thu phí giao thông thông minh...


10h00: Đoàn Chủ tịch đọc các tờ trình cổ đông.


Ban lãnh đạo công ty trình mục tiêu tổng doanh thu năm 2017 là 3.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 450 tỷ đồng, cổ tức 15%.


Phương án trả thù lao cho hội đông quản trị, ban kiểm soát là 1% lợi nhuận sau thuế.


Phương án tăng vốn điều lệ: Phát hành tối đa 50 triệu cổ phiếu cho các đối tượng là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có tiềm năng tài chính. Đồng thời bổ sung thêm một số ngành nghề, đăng ký kinh doanh.


11h20: Đại hội thảo luận


Đề nghị cho cổ đông biết sau khi thực hiện xong 4 dự án bất động sản năm 2016, công ty dự kiến sẽ tập trung đẩy mạnh vào những dự án nào tiếp theo?


Ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch HUT: Chúng tôi đang thực hiện dự án nhà ở Bộ Ngoại giao 48 Trần Duy Hưng. Dự án này có quy mô lớn với doanh thu là trên 1.000 tỷ đồng. Vì định vị được khách hàng rõ ràng nên kiểm soát được rủi ro.


Dự án thứ hai là dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương (điểm cuối giao đường 70) theo hình thức BT. Thực hiện dự án này, TP.Hà Nội sẽ trả cho công ty khu đất sát Xuân Phương gần đường Lê Đức Thọ chỗ trụ sở Bộ Ngoại giao mới. Đây là phương án thu hồi vốn của dự án.


Sắp tới, chúng tôi cũng tập trung chiến lược mua lại đất, làm nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp để đầu tư. Công ty cũng sẽ tập trung mảng chăm sóc sức khoẻ của người dân và dự án Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chính là tiền đề. Tiến tới, chúng tôi đang nghiên cứu tiếp tục triển khai nhiều dự án bệnh viện khác nữa. Dự án cụ thể thế nào phải chờ chính thức có phương án xét duyệt.


Chúng tôi kiên trì theo đuổi lĩnh vực y tế. Kế hoạch đặt ra của HUT sẽ là đầu tư bệnh viện riêng tư nhân của mình kết hợp với việc xây dựng bệnh viện công.


Sau khi tăng vốn điều lệ có đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho cổ đông không?


Ông Phạm Quang Dũng: Kế hoạch tăng vốn kèm theo chiến lược kế hoạch tăng doanh thu lợi nhuận nhằm đảm bảo quyền lợi cho cổ đông. Chúng tôi tính toán có lộ trình, cân nhắc, có trách nhiệm với cổ đông.


Tỷ lệ tồn kho bán hàng lĩnh vực bất động sản của công ty chiếm tỷ trọng rất thấp. Điểm khác biệt của Tasco so với các đối thủ là gì?


Chiến lược Tasco là định vị lợi nhuận nhất định ở mức 25-30%. Làm xong là bán chứ không kỳ vọng lớn quá. Chúng tôi cho rằng lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn. Vừa qua nhiều nhà đầu tư lao đao, bản thân Tasco rất khó khăn nên qua đó chúng tôi rút kinh nghiệm đó là bán được là bán, không tích tụ, không om hàng. Vì trách nhiệm bảo toàn vốn cho công ty cho cổ đông, chiến lược chúng tôi là lợi nhuận ít thôi nhưng đảm bảo được dòng tiền. Đây là quan điểm kinh doanh chúng tôi học được từ nhiều công ty bất động sản trên thế giới.


Chúng tôi rất sợ những thông tin thị trường nhiều cái rủi ro. Vì nền kinh tế thế giới có nhiều cái khó lường. Trước đây cũng định ăn “dày” ở Villa Xuân Phương nhưng mà thấy biến động kinh tế thị trường, đặc biệt là kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam nên quyết bán luôn, kiểm soát rủi ro.


HUT đã đầu tư 195 tỷ đồng vào Bệnh viện mắt Hà Nội cơ sở 2. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn là như thế nào?


Bà Trần Thị Thanh Tân – Thành viên HĐQT: Bệnh viện mắt Hà Nội cơ sở 2 có tổng mức đầu tư 195 tỷ đồng, vốn góp của HUT và công ty con tổng là 67%. Ngày 22/4/2017 bệnh viện chính thức khai trương và đi vào hoạt động khám chữa bệnh tại 71 Nguyễn Chí Thanh. Dự kiến thời gian hoàn vốn là 10 năm. Tỷ suất lợi nhuận đang dự kiến khoảng 10-15% lợi nhuận trên doanh thu.


Kinh doanh quý I của Tasco như thế nào?


Công ty đã công bố kết quả kinh doanh ước tính của quý 1/2017. Theo đó, doanh thu ước đạt 630 tỷ đồng tăng 10,5% và lợi nhuận sau thuế ước đạt gần 130 tỷ đồng tăng 55% so với cùng kỳ năm trước.


Công ty có dự kiến sang niêm yết trên sàn TP.HCM không?


Nhà nước đang có chủ trương sáp nhập 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP.HCM. Nếu sáp nhập thì chúng tôi nghĩ không cần xin xỏ chuyển đổi làm gì cả.



Theo N.Mạnh


BizLIVE

ĐHĐCĐ Licogi 16: Tăng cổ tức năm 2016 lên 7% bằng tiền, đặt kế hoạch lãi ròng 70 tỷ đồng


Sáng ngày 26/04/2017, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của CTCP (mã ) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.


Trình chia cổ tức bằng tiền 7%


Năm 2016, doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.119 tỷ đồng, tăng 9,7%; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 71,6 tỷ đồng, tăng 372% so với thực hiện năm 2015; lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 68,9 tỷ đồng, vượt 38% kế hoạch đề ra.


Đối với công ty mẹ, doanh thu đạt 822 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 51 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch đề ra.


Năm 2016 hoạt động xây lắp LCG đã ký được nhiều hợp đồng thi công các công trình lớn có giá trị lớn; hoạt động bất động sản hoàn tất việc cấp sổ đỏ cho khách hàng mua dự án KDC Hiệp Thành, ghi nhân doanh thu bán nền dự án nói trên (công ty con của LCG thực hiện).


Trong năm doanh thu hoạt động của công ty mẹ không đạt kế hoạch do ảnh hưởng khách quan đến từ các dự án như Công trình Hạ Long Vân Đồn, Bắc Giang Lạng Sơn, một số công trình điện…


LCG đã thoái vốn toàn bộ phần vốn tại CTCP Licogi 16.1 và làm giảm lợi nhuận của công ty 2,6 tỷ đồng. Đối với Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông (OBF), công ty đã trích lập dự phòng 100% phần vốn đầu tư vào công ty OBF, không tiếp tục góp vốn thêm.


Tổng dư nợ vay đến cuối năm 2016 là 313 tỷ đồng, giảm 127 tỷ đồng so với cuối năm 2015.


Cổ tức năm 2016 đề xuất là 7%, tăng thêm 2% so với kế hoạch đề ra 5%, bằng tiền.


Năm 2017 tiếp tục tái cơ cấu theo hướng tập trung cơ cấu nợ và xoay trục về dự án PPP


Năm 2017 sẽ là năm tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu theo đúng định hướng chiến lược 2016 – 2020 trong đó tập trung vào công tác cơ cấu nợ và xoay trục về các dự án trong lĩnh vực PPP mà LCG tham gia với vai trò vừa là nhà đầu tư vừa là thầu. Tiếp cận các dự án có quy mô lớn và thực hiện theo hình thức PPP.


Đối với bất động sản, năm 2017, công ty tận dụng cơ hội phục hồi của thị trường bất động sản để kinh doanh đối với các dự án mà công ty đã đầu tư và tồn đọng; đẩy nhanh công tác thu hồi công nợ liên quan đến dự án BĐS. Về lâu dài, LCG hướng đến quỹ đất lớn ở Nhơn Trạch, Đồng Nai, tập trung giải phóng đền bù cho dự án Điền Phước.


LCG đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.500 tỷ đồng, tăng 34%, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 70 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2016.





Báo cáo của LCG cho biết, dự án đầu tư BOT tại Công ty BOT 38 cơ bản đã hoàn thành và kế hoạch thu phí năm 2016. Công ty có kế hoạch chuyển giao quyền thu phí cho đối tác lấy nguồn đầu tư thực hiện đầu tư dự án mới. Bên cạnh đó, tháng 1/2017 LCG đã ký hợp đồng đặt cọc về việc chuyển nhượng vốn đầu tư 30% tại công ty Phú Hội (chủ đầu tư dự án 83 ha tại Nhơn Trạch, Đồng Nai), với giá trị chuyển nhượng phần vốn 320 tỷ đồng. Tính đến quý I/2017 công ty đã đặt cọc 10% giá trị hợp đồng, tương ứng 32 tỷ đồng.


Thay đổi mô hình quản trị và chào bán cổ phần giá không thấp hơn 10.000 đồng


Một nội dung quan trọng trong kỳ họp năm nay là LCG trình đại hội đồng cổ đông thông qua thay đổi mô hình quản trị theo hướng không có ban kiểm soát bắt đầu từ năm tài chính 2017. Bởi công ty đang đáp ứng được yêu cầu ít nhất 20% thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập; và LCG đang có sẵn phòng kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, mô hình hoạt động Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban giám đốc không đáp ứng được kỳ vọng của công ty.


Mô hình hoạt động mới gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Từ năm 2017, Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm nhiệm Tổng giám đốc.


LCG trình đại hội đồng cổ đông phương án phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên là 1.750.044 cổ phần, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phần; và chào bán riêng lẻ 22.000.000 cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phần. Thời gian thực hiện trong năm 2017.


Số tiền thu được dự kiến từ phát hành cổ phần hơn 237,5 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn liên quan đến các dự án đầu tư theo hình thức PPP và tái cơ cấu nợ vay. Cụ thể, vốn phân bổ cho dự án Bình Tiên 100 tỷ đồng; dự án Phú Ninh là 50 tỷ đồng; hơn 87,5 tỷ đồng cơ cấu nợ vay ngắn hạn.


Đại hội thảo luận


Công ty đã chuyển nhượng 30% vốn dự án Phú Hội, kết quả chuyển nhượng thế nào?


Dự án Phú Hội trước đây có 100% vốn của LCG với diện tích 84ha. Công ty đã chuyển nhượng 70% diện tích cho VinaCapital với giá 61USD/m2. VinaCapital định giá đất dự án hàng năm, năm 2016 định giá 29 USD/m2. Vừa rồi đã có đối tác nhận chuyển nhượng dự án với 30% dự án của LCG giá 320 tỷ đồng (giá ghi nhận sổ sách là 308 tỷ đồng). Công ty đã nhận 10% giá trị hợp đồng, trong tuần này LCG nhận đủ 30% giá trị hợp đồng, theo kế hoạch tháng 5 đối tác sẽ chuyển tiền tiếp để làm hợp đồng và đến 31/12/2017 là hoàn tất thanh toán.


Cơ sở nào để LCG đảm bảo kế hoạch kinh doanh năm 2017?


Cơ cấu doanh thu kế hoạch gồm 300 tỷ đồng đến từ bất động sản, 1.200 tỷ đồng đến từ xây lắp. 300 tỷ đồng bất động đến từ ghi nhận doanh thu dự án KDC Hiệp Thành. 1.200 tỷ đồng từ hoạt động xây lắp gồm 260 tỷ đồng đến từ các hợp đồng năm 2016 chuyển sang; LCG đang thực hiện 4 dự án lớn Phú Ninh (606 tỷ đồng); thi công chung cư Hiệp Thành và chung cư ở Bình Tân. Kế hoạch kinh doanh năm 2017 nằm trong tầm kiểm soát của LCG.


Triển vọng đầu tư/tiềm năng thủy điện ở Indonesia?


Chúng tôi đang tiến hành các thủ tục với chính quyền Indonesia để có giấy phép đầu tư. Tháng 3/2017, chủ tịch LCG đã khảo sát một số dự án thủy điện tại Indonesia. Chúng tôi hi vọng hợp tác này sẽ gia tăng giá trị cho LCG trong thời gian tới.


Kết quả kinh doanh quý I/2017? Ước kết quả kinh doanh quý II/2017?


Hợp nhất doanh thu 222 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 13 tỷ đồng. Quý II, doanh thu dự kiến 335 tỷ đồng, lợi nhuận 22,5 tỷ đồng.


Vì sao LCG tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng?


Năm nay LCG có nguồn thu 320 tỷ đồng. 50% số tiền thu được dành cho công tác giải phóng mặt bằng dự án Điền Phước 95ha (chỉ mới đền bù được 30%); 50% còn lại dùng cơ cấu nợ vay giảm gánh nặng tài chính.


Đối với dự án BOT38, trên giấy tờ LCG nắm giữ 29% BOT38, thực tế LCG giữ 45% BOT38 từ phần vốn của Vinaconex. Tháng 6/2017 dự án sẽ đi vào thu phí thật.


Dự án Bình Tiên công ty phải ký quỹ 135 tỷ đồng vào dự án này, sau này khi thực hiện LCG phải đối ứng 15% tổng mức đầu tư dự án. Nhà máy nước BOO Phú Ninh có vốn điều lệ 240 tỷ đồng, LCG phải góp 48 tỷ đồng; dự án này có vốn đầu tư là 280 tỷ đồng, LCG phải góp đủ 20%.


Khi thực hiện các dự án PPP ở TP. HCM, chủ trương của TP. HCM các dự án BT sẽ trả bằng đất nhưng quỹ đất sạch của TP. HCM đã hết, nên nhà đầu tư vừa phải lo ứng vốn để giải phóng mặt bằng. Mục tiêu của LCG tìm kiếm các nhà đầu tư bất động sản lo vốn để giải phóng mặt bằng, LCG sẽ lo dự án BT. Nhưng các nhà đầu tư bất động sản dùng vốn vay để giải phóng mặt bằng và giao tiền cho LCG khi họ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công ty đang tiếp cận các dự án PPP ở TP. Hồ Chí Minh đều có tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. LCG phải ứng vốn cho dự án BT và ứng vốn để đền bù giải phóng mặt bằng.


Công ty luôn trong tình trạng sẵn sàng cho các dự án, việc tăng vốn thêm 240 tỷ đồng là khiêm tốn nhưng công ty cũng tận dụng các nguồn lực khác để đảm bảo vốn hoạt động của công ty.



Theo Hồng Quân


BizLIVE

Giá cao su vừa tăng, doanh nghiệp săm lốp liền gặp khó


thiên nhiên tại sàn giao dịch hàng hóa Tokyo sau khi chạm mức thấp nhất tại 146,4 JPY/kg vào tháng 1/2016 thì bắt đầu phục hồi trở lại và đạt mức cao gần 350 JPY/kg vào đầu năm 2017, tuy sau đó có sụt giảm lại và tới nay thì xuống mức 220,7 JPY/kg tính đến phiên giao dịch ngày 25/04 nhưng cũng đã có tác động đáng kể đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng cao su thiên nhiên làm nguyên liệu như săm lốp.


Diễn biến giá cao su thiên nhiên tại sàn giao dịch hàng hóa Tokyo





Nhiều năm gần đây, nền kinh tế đang phục hồi sau khủng hoảng, sức mua còn yếu và cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập, các sản phẩm săm lốp giá rẻ từ Trung Quốc tiếp tục làm khó tình hình sản xuất kinh doanh chung của các doanh nghiệp săm lốp. Giữa bối cảnh này, giá nguyên liệu đầu vào - cao su thiên nhiên giảm sâu là cứu cánh bao năm nay nên việc giá cao su thiên nhiên phục hồi mạnh vào nửa cuối năm 2016 thực sự đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp săm lốp.


Do vậy, trong khi các đơn vị thuần trồng trọt cao su thiên nhiên như Cao su Đồng Phú (), Cao su Phước Hòa (), Cao su Tây Ninh (), Cao su Hòa Bình () và Cao su Thống Nhất () hồ hởi báo lãi hoạt động kinh doanh chính tăng thì các doanh nghiệp xăm lốp như Cao su Đà Nẵng (DRC), Cao su Miền Nam - CasumiNa (CSM), Cao su Sao Vàng (SRC) ngậm ngùi báo lãi quý 1/2017 giảm mạnh do giá vốn tăng cao. Đồng thời mục tiêu kinh doanh năm 2017 của các doanh nghiệp săm lốp cũng không tăng trưởng bao nhiêu so với thực hiện năm 2016.


Cụ thể, cả 3 doanh nghiệp niêm yết ngành săm lốp đều chung số phận ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1 với lãi sụt giảm và đạt mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây dù cho doanh thu vẫn tăng trưởng nhẹ.


Cao su Đà Nẵng vừa công bố BCTC quý 1/2017 với khoản lãi ròng 70,6 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2016 và là kết quả thấp nhấp thực hiện trong quý 1 từ năm 2012 đến nay. Mặc dù doanh thu Công ty vẫn tăng trưởng rất tốt 21% đạt 900,2 tỷ đồng nhưng biên lãi gộp giảm mạnh từ 20,5% xuống còn 14,7% là nguyên nhân khiến lãi ròng giảm. Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo DRC tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 thì giá mua cao su trong quý 1/2017 là 45.000 – 50.000 đồng/kg.


Năm 2017, DRC đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng nhẹ 7% và lãi trước thuế 9% so với thực hiện năm 2016; lần lượt ước đạt 3.602 tỷ và 540 tỷ đồng. Trải qua quý 1 thì Công ty đã thực hiện được 25% kế hoạch doanh thu nhưng mới hoàn thành 16,4% mục tiêu lãi trước thuế.


Không khá hơn bao nhiêu, Cao Su Sao Vàng cũng vừa thông báo kết quả kinh doanh quý 1/2017 tuy doanh thu thuần đạt hơn 211 tỷ đồng, tăng 5,8% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 12,6 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cũng giảm từ 21,2% xuống 19,8%. Đồng thời, chi phí bán hàng và chi phí quản lý của Công ty tăng đáng kể với tổng cộng hơn 5 tỷ đồng đã đẩy lãi ròng giảm sâu.


ĐHĐCĐ thường niên 2017 của SRC mới tổ chức gần đây cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh cả năm 2017 với doanh thu 935 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 93 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 3% và 12% so với thực hiện năm 2016. Song, kết quả lợi nhuận đạt được trong quý 1 mới tương ứng với 17% kế hoạch năm. Đồng thời, HĐQT của SRC đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh cho quý 2/2017 với lãi trước thuế ước 17 tỷ đồng, giảm 35% so với con số thực hiện cùng kỳ năm trước. Như vậy nếu hoàn thành kế hoạch quý 2 thì tính chung nửa năm đầu 2017, Công ty cũng chỉ mới thực hiện 35% kế hoạch năm.


Sụt giảm nghiêm trọng nhất là phải kể đến Cao su Miền Nam (CSM), quý 1/2017 chỉ lãi vỏn vẹn 28,9 tỷ đồng, bằng 47% so với thực hiện năm trước và là mức thấp nhất thực hiện trong quý 1 từ năm 2011. Không khác hai đơn vị trên, CSM ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhẹ 9% đạt 748 tỷ đồng, giá vốn tăng mạnh hơn 25% khiến lãi gộp giảm đến 39%. Biên lãi gộp giảm mạnh từ 24,4% xuống 13,6%. Do vậy, dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý đồng thời giảm gần phân nửa xuống 19,5 tỷ và 24,5 tỷ đồng vẫn không cứu được đà rơi của lợi nhuận sau thuế.


Theo giải trình của đơn vị, doanh thu trong kỳ tăng nhờ tăng giá sản phẩm và tăng doanh số trong khi giá vốn tăng là bởi giá vật tư tăng từ cuối năm 2016 tới nay.


CSM chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017 nhưng theo tài liệu Đại hội công bố thì kế hoạch kinh doanh đề ra cho năm nay sẽ gần như không tăng trưởng so với năm 2016 với doanh thu 3.304 tỷ đồng và lãi trước thuế 340 tỷ đồng. Như vậy, xét ra thì hết quý 1, Công ty mới thực hiện được hơn 10% kế hoạch lợi nhuận của năm.



Theo Ngọc Điểm


Người đồng hành

(LIVE) ĐHĐCĐ HBC: Doanh thu quý 1 ước tính 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận 170 - 180 tỷ đồng


Đổi tên sau 30 năm hình thành và phát triển


Chiều ngày 26/4, Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HOSE: ) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017.


Trình bày kết quả kinh doanh tại đại hội, HĐQT HBC cho biết trong năm 2016 Công ty đạt được kết quả kinh doanh khá hài lòng nhiều cổ đông, khi doanh thu đạt 10.767 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với con số 5.078 tỷ năm 2015, đồng thời tăng gần 50% kế hoạch. Theo đó, lợi nhuận sau thuế tương ứng tăng 6,7 lần, đạt 568 tỷ đồng, vượt hơn 2,3 lần so với chỉ tiêu ban đầu.


Với kết quả như vậy, HBC dự kiến sẽ nâng tỷ lệ chi trả cổ tức lên 45%, tăng 3 lần so với mức 15% theo kế hoạch trước đó. Trong đó, 10% sẽ chi trả bằng tiền mặt và 35% chi trả thông qua phát hành cổ phiếu.


Tại đại hội, HĐQT đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2017 dự kiến lần lượt là 16.000 tỷ đồng và 828 tỷ đồng, tương đương với mức tăng lần lượt 48,6% và 44,8% so với thực hiện trong năm 2016.


Đối với khối kinh doanh, HBC cam kết đảm bảo giá dự thầu công trình mới có lợi nhuận gộp trên 10%, tăng tỷ trọng các dự án tổng thầu và D&B (Design & Build). Trong đó, đấu thầu dự án D&B với tỷ lệ doanh thu hợp đồng trúng thầu từ 12-20% năm 2017. Tính từ đầu năm 2017 đến nay, Công ty tham gia đấu thầu 7 dự án D&B.


Theo ông Lê Quốc Duy, Phó tổng giám đốc HBC, cho biết về cơ cấu lại hình sản phẩm, cao ốc văn phòng - trung tâm thương mại chiếm cao nhất với 48%; nhà ở 23%; y tế - văn hóa - giáo dục chiếm 11%; khách sạn - resort chiếm 14%; hạ tầng khu công nghiệp chỉ 1% và cơ cấu khác chiếm 3%. Tổng giá trị giao thầu cho HBC trong năm 2016 đạt 17.180 tỷ đồng, với 62 dự án và 87 gói thầu, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2015.


Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HBC thông tin thêm rằng về nội dung "phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược tối đa 35 triệu cổ phiếu, giá phát hành không thấp hơn thị giá bình quân 20 ngày tại thời điểm phát hành", HĐQT HBC đã quyết định điều chỉnh thành "việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược sẽ được quyết định vào thời điểm phù hợp khác".


Bên cạnh đó, Công ty này cũng trình cổ đông phát hành 2.500.000 quyền mua cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP), tăng so với 1.800.000 trong nghị quyết HĐQT trước đó. Cùng với đó, cổ đông cũng đã thông qua tờ trình về việc đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.


Dồn dập hợp đồng thầu nghìn tỷ ngay đầu năm 2017


Trong năm 2016, HBC đã trúng thầu nhiều hợp đồng tổng thầu và thầu chính thực hiện 19 dự án BĐS và hạ tầng giao thông quy mô khá lớn. Với lĩnh vực BĐS, dự án trung tâm thương mại Sai Gon Centre tại quận 1, TP.HCM đã được HBC bàn giao cho Kepple Land 6 tầng hầm và khu thương mại phức hợp đưa vào khai thác thương mại, cùng lúc đó bên trên khối thương mại vẫn triển khai thi công khối tháp và đã cất nóc.


Tại Đà Nẵng HBC đang triển khai thi công các công trình tiêu biểu như Khu nghỉ dưỡng Sheraton Danang Resort; Tổ hợp hotel và condotel Wyndham Soleit Da Nang; Tổ hợp khu nghỉ dưỡng Cocobay... Doanh nghiệp này cũng đang thi công xây dựng 6 trạm dừng nằm dọc theo tuyến xa lộ Hà Nội, bắt đầu tư cầu Sài Gòn (quận 2) đến Khu công nghệ cao TP.HCM (quận 9) và hạng mục tòa nhà văn phòng cùng các công trình phụ trợ thuộc dự án Depot Tham Lương (tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương)...


Trong những tháng đầu năm 2017, HBC cũng đã ký kết nhiều công trình lớn trên tại nhiều tỉnh thành lớn như TPHCM, Vĩnh Phúc, Phú Quốc. Chẳng hạn như HBC được giao làm tổng thầu Design & Build (D&B) dự án Đầu tư xây dựng sân Golf Đầm Vạc và Khu Biệt thự nhà vườn Mậu Lâm – Đầm Vạc (Times Garden Vĩnh Yên) tại tỉnh Vĩnh Phúc do Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị làm chủ đầu tư với tổng giá trị hợp đồng này là 2.066 tỷ đồng.


Mới đây nhất thì HBC được Công CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) giao tổng thầu D&B dự án Chung cư cao cấp Phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM có quy mô 900 căn với tổng giá trị hợp đồng gần 1,000 tỷ đồng.


Trước đó, HBC cũng đã trúng thầu dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, khách sạn và căn hộ thương mại (Hanoi Aqua Central) do Công ty CP Tháp nước Hà Nội làm chủ đầu tư. Theo đó, Hòa Bình là nhà thầu chính thi công kết cấu phần thân và xây tô với giá trị hợp đồng khoảng 320 tỷ đồng. Dự án có quy mô 1 khối nhà cao 21 tầng cao và 3 tầng hầm. Dự kiến hoàn thành gói thầu trong 12 tháng.


Ngoài ra, một dự án có giá trị lớn 1.650 tỷ đồng cũng được HBC thực hiện nữa là Khách sạn Sheraton Hạ Long Bay. Tổng giá trị hợp đồng các công trình đang thi công tính đến hết quý 3/2017 là 39.606 tỷ đồng, trong đó đã thực hiện lũy kế đến 31/12/2016 là 14.769 tỷ đồng. Giá trị hợp đồng dự kiến sẽ ký trong 3 quý còn lại của năm nay là 12.500 tỷ đồng.


"Đây là lý do vì sao HBC chúng tôi rất tự tin sẽ đạt đươc các chỉ tiêu kinh doanh trong năm đã đặt ra. 2017 là thời điểm chúng tôi sẽ thực hiện mạnh mẽ chiến lược quốc tế hóa Hòa Bình", ông Hải nói thêm.


Cổ đông: Trong 3 năm tới chúng ta có khả năng vượt mặt Coteccons về mặt doanh thu và lợi nhuận không? Có hay không chuyện HĐQT cấu kết với các cổ đông làm giá cổ phiếu hay không?


Ông Lê Viết Hải: Vấn đề này chúng tôi không thể có một câu trả lời khẳng định được, nhưng HBC vẫn đang trên đường đua với các đối thủ cảnh tranh. Khả năng vượt mặt các đối thủ từ các chiến lược lợi thế của mình là hoàn toàn được nhưng 3 năm tới có thành hay không thì tôi không thể khẳng định chắc chắn.


HBC xác định sẽ phát triển ra thị trường quốc tế dựa trên lợi thế của mình là xây dựng dân dụng, công trình dân dụng. HBC sẽ xây dựng năng lực cạnh tranh ở lĩnh vực nhà ở, với một quy mô khá lớn trong một tương lai không xa lắm bởi chúng ta cần có những bước thăm dó từng thị trường các nước trong khu vực. Được như vậy thì doanh thu và lợi nhuận của HBC sẽ chắc chắn vượt qua các đối thủ lớn hiện nay trong nước.


Tôi nghĩ có một số doanh nghiệp có chuyện cấu kết cướp tiền của cổ đông bằng việc thao túng giá cổ phiếu, nhưng những công ty này sẽ khó sống sót lâu trên thị trường khi làm những việc vô đạo đức như vậy. HBC không bao giờ cho phép mình làm như vậy để cổ đông quay lưng với mình.


Cổ đông: Công ty làm thế nào để đáp ứng được và đủ năng lực thi công cho tất cả các công trình lớn HBC đã trúng thầu? Dự kiến giá trị hợp đồng thầu trong năm 2017 là bao nhiêu, thu về bao nhiêu lượng tiền mặt trong trường hợp thị trường BĐS phát triển ổn định.


Ông Lê Viết Hải: Càng ngày càng có nhiều khách hàng đưa ra những yêu cầu, tiêu chuẩn rất cao do vậy ban điều hành luôn đau đáu về vấn đề này. Trong năm 2016 HBC đạt doanh thu tăng gấp đôi so với năm trước đó, do chúng tôi giải quyết tốt nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển. Đặc biệt trên mọi công trình không để xảy ra bất kỳ một rủi ro về an toàn lao động nào, làm hài lòng các khách hàng. Như vậy, HBC có khả năng nâng doanh thu lên 50%, 100% mà không để xảy ra bất kỳ vấn đề gì trong thời gian tới.


Ông Lê Viết Hải: HĐQT chỉ đưa ra đề nghị phát hành 35 triệu cổ phiếu tại đại hội này để có những thuận lợi, tìm kiếm những cổ đông chiến lược làm việc với HBC sẵn sàng cho các chiến lược mới. Nếu có phát hành thì cở đông mới chỉ chiếm khoảng 21%, độ pha loãng khoảng 27% chứ không phải 35% như nhiều thông tin cổ đông hoang mang. Tuy nhiên, kế hoạch này chỉ thực hiện khi có điều kiện thích hợp bởi đây chưa phải là thời điểm cấp bách để làm việc này. Ban lãnh đạo tính trình cổ đông kế hoạch này nhưng cuối cùng phải hủy bỏ do xét thấy tình hình tài chính của công ty không phải thiếu hụt.


Cổ đông: Tại sao cổ tức chia cho cổ đông năm 2016 là 45% nhưng đến năm 2015 lại giảm sâu chỉ còn 15% trong khi lợi nhuận và doanh thu đề ra khá cao?


Ông Lê Viết Hải: Doanh thu trong 3 năm qua của HBC đã tăng gấp 4 lần trong khi chúng ta không phát hành cổ phiếu tăng vốn. Nếu như chúng ta chia cổ tức với tỷ lệ cao thì việc đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh sẽ gây mất cân đối các chỉ tiêu tài chính, do vậy HĐQT đưa ra tỷ lệ chia cổ tức tương đối thấp so với mức tăng doanh thu và lợi nhuận năm nay nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định năm sau. Dự báo với tình hình này thì doanh thu năm 2017 sẽ vào khoảng 20.000 tỷ đồng, đảm bảo vốn để phát triển.


HĐQT: Việc chia cổ tức 15% còn phụ thuộc vào khả năng thu nợ, thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu vào cuối năm nay như thế nào nhưng vẫn đảm bảo hài hòa lợi ích cho mọi cổ đông.


Cổ đông: Cho biết doanh thu và lợi nhuận quý 1/2017?


Ông Lê Quốc Duy: Trong năm nay sẽ bàn giao 3 dự án cho khách hàng, trong năm 2018 sẽ đầu tư phát triển tiếp 3 dự án liên kết với các nhà đầu tư Nhật Bản. Do vậy, doanh thu và lợi nhuận sẽ nhận về vào năm 2019.


HĐQT: Doanh thu trong quý 1/2017 tạm tính đến thời điểm này hơn 3.000 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 170-180 tỷ đồng.


Kế hoạch doanh thu 16.000 tỷ đồng năm 2017 mà HĐQT đề ra là dựa trên 1 phần hợp đồng đã ký từ năm 2016 về trước, với 11.000 tỷ đồng. Như vậy HBC còn phải tạo ra doanh thu 5.000 tỷ đồng thì mới hoàn thành kế hoạch. Và để thực hiện được điều này HBC phải ký được hợp đồng giá trị 20,000 tỷ đồng (tính đến tháng 4 thì giá trị hợp đồng đã ký 7.700 tỷ đồng).


Cổ đông: HBC đang có sức cạnh tranh ở mức giá thấp? Chúng ta liệu có thành lập công ty con để nâng cao giá trị thi công?


Ông Lê Quốc Duy: HBC bắt buộc đạt lợi nhuận gộp cho các công trình đang thi công trong năm 2017 từ 10% trở lên, như vậy khá hợp lý chứ không thấp so với toàn thị trường. Để thị công các công trình có giá trị nghìn tỷ HBC có nguồn nhân lực đủ và chất lượng để thi công, do vậy sẽ không thành lập thêm công ty để phát triển trong lĩnh vực xây dựng.


Cổ đông: Công ty có kế hoạch gì để giảm các khoản phải thu chiếm đến 97% tổng nợ? Kế hoạch chi trả cổ tức năm 2016?


HĐQT: Chúng tôi thời gian qua chưa thu hồi nợ rốt ráo, làm cho tổng nợ phải thu ngày càng tăng. Tuy nhiên, do chúng ta ký hợp đồng thầu với nhiều nhà đầu tư lớn nên họ đã ứng trước cho nhà thầu một số tiền tương ứng nên vẫn không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. HBC hiện nay có nợ khó đòi khá thấp.


Kế hoạch chi trả cổ tức sẽ được thực hiện khoảng 45 ngày từ sau đại hội cổ đông.


Cổ đông: Kế hoạch khi nào nới room và bao nhiêu?



Ông Lê Viết Hải: Trong thời điểm hiện nay chúng ta không cần thiết nới room cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu thời gian tới tỷ lệ chiếm giữ nước ngoài tăng lên tại HBC thì chúng ta sẽ tiếp tục phát hành.




Đăng Khải


Theo Trí thức trẻ

Đưa đặc sản nông nghiệp Việt vào bếp ăn của thế giới


Doanh nhân tham gia vào lĩnh vực thực phẩm hãy là một người nội trợ tử tế


Bà Thái Hương cho rằng, chỉ cần mỗi phụ nữ tham gia vào lĩnh vực sản xuất thực phẩm làm bằng tất cả tấm lòng của một người mẹ đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ mình thì sẽ trở thành một người nội trợ tử tế của cộng đồng và từ đó góp sức cho mục tiêu biến Việt Nam trở thành một bếp ăn tử tế của thế giới.


Bà kể lại câu chuyện thật ở TH khi bà bắt tay vào làm sữa năm 2008. Lúc đó, bà rất đau lòng trước nguy cơ hàng triệu quả thận trẻ em rỉ máu vì sữa nhiễm melamin tại Trung Quốc, nên dù không biết gì về sữa, không hề biết về công nghệ sản xuất sữa vẫn quyết tâm làm sữa theo cách thức khó nhất: tự sản xuất trên đồng đất Việt Nam. Bà mẹ đó đã tìm đến những người thầy giỏi nhất, những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới, tìm đúng chiếc chìa khóa vàng áp dụng vào nông nghiệp Việt Nam để tạo ra dòng sữa tươi ngon, bổ dưỡng cho trẻ em.




Đồng quan điểm về kinh doanh bằng sự tử tế, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam chia sẻ: “Doanh nhân nữ có thể khó cạnh tranh bằng qui mô nhưng sẽ cạnh tranh thành công bằng việc kinh doanh nhân văn, thực hiện trách nhiệm xã hội”.


Còn ông Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ phát triển KH&CN, Bộ KHCN cho rằng, để nông sản Việt lên được bàn ăn của thế giới, việc tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xanh sạch, hữu cơ là điều vô cùng cấp bách trong bối cảnh Việt Nam chưa có nền kinh tế xanh.


Trong khi đó, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì cho rằng: Phụ nữ vừa người tiêu dùng, vừa giữ tay hòm chìa khóa cho cả gia đình. Tiêu dùng quyết định sản xuất bởi vậy có thể nói phụ nữ quyết định sản xuất. Ông cũng cho rằng khi phụ nữ làm một sản phẩm với tất cả tấm lòng của họ như một người mẹ, người con, người chị… thì chắc chắn họ sẽ mang đến những sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng.


Minh bạch là yêu cầu tối thượng


Trong mục tiêu dài hạn để Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới, bà Thái Hương cho rằng: “Minh bạch là yêu cầu tối thượng của nông nghiệp xanh sạch”.


Sự minh bạch đó nằm ở những thông tin doanh nghiệp cung cấp tới người tiêu dùng, ở quy trình quản lý khoa học mà doanh nghiệp có thể trưng bày, triển lãm để người tiêu dùng trực tiếp giám sát.


Sự minh bạch đó còn ở các chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và nông dân nói riêng khi tham gia sản xuất nông sản sạch.


Còn ông Đặng Kim Sơn chia sẻ: Nông dân Việt Nam học hỏi và áp dụng mọi điều rất nhanh. Để sản xuất nông sản sạch, nông dân phải đầu tư cao hơn khoảng 30% nhưng liệu họ có bán được giá cao hơn 30% hay không? Trong vấn đề này, chính phủ phải có chính sách để tạo cơ chế cho điều đó.


Ở Việt Nam hiện còn thiếu các cơ quan chứng nhận cấp chứng chỉ nông nghiệp sạch, hữu cơ. Vì vậy doanh nghiệp gặp khó trong việc xác nhận sản phẩm. Nhà nước cần có những động thái để hình thành một dịch vụ công đủ khả năng cấp chứng chỉ nông nghiệp sạch, hữu cơ cho doanh nghiệp.




Cũng tại diễn đàn, bà Thái Hương, nữ doanh nhân đã gần 10 năm theo đuổi ước mơ xanh hóa nền nông nghiệp bằng tư duy khác biệt đã kêu gọi mọi người hãy trân quý bà mẹ thiên nhiên, người đã cho mình tất thảy. Bởi chỉ khi trân qúy mẹ thiên nhiên thì nông nghiệp xanh mới là hạnh phúc tự thân thiết thực gần gũi chứ không còn là một giá trị đạo đức xa vời. Và có như vậy, nông sản Việt mới thực sự vào được bếp ăn thế giới chứ không phải là một câu hô khẩu hiệu chung chung.


A.D


Theo Trí thức trẻ

Sau chiến dịch dẹp vỉa hè, đây là cách chuỗi cà phê xe đẩy Coffee Bike đi qua tâm bão và tiếp tục chuyến phiêu lưu



Thương hiệu gắn liền với vỉa hè


Mới đây, những ai yêu thích thứ nước uống màu nâu, sánh đặc bắt đầu quen thuộc với thương hiệu Coffee Bike với thiết kế chiếc xe đạp màu cam nổi bật trên các con phố Sài Gòn & Hà Nội. Trên chiếc xe đó, là toàn bộ máy móc, nguyên liệu pha chế…


“Chúng tôi lấy màu cam và màu trắng để xóa đi lối mòn tư duy về cà phê, vì từ trước tới nay, nhiều người cho rằng cà phê nhất định phải màu nâu trong bộ nhận diện. Chúng tôi muốn làm khác đi. Đó là lý do vì sao thiết kế chủ đạo của chiếc xe cafe là màu cam và trắng”, Hoàng Tiễn, người đồng sáng lập ra Coffee Bike, chia sẻ với chúng tôi trong một cuộc gặp gần đây.


Cho đến năm thứ 3 đại học, nhà sáng lập trẻ tuổi của chuỗi này vẫn chưa từng uống ly cà phê nào trọn vẹn. Tiếp xúc với môi trường văn phòng, Tiễn nhận thấy dân văn phòng uống cà phê rất nhiều. Tiễn thử và sau thành... nghiện.


Tiễn cũng thấy một thực tế là Việt Nam rất giàu có về cafe, có thứ hạng xuất khẩu trên thế giới nhưng lại rất nhiều cà phê bẩn. Và chàng trai trẻ bắt đầu trăn trở.


Với vốn liếng vài chục triệu đồng “để sống sót qua ngày”, Hoàng Tiễn tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về cà phê để học hỏi và cho ra đời ý tưởng: bán cafe trên xe đạp.


Được một số người biết về cà phê đánh giá cao về ý tưởng và một người anh đi trước trong giới startup lựa chọn hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm, để đưa Coffee Bike ra thị trường, chiếc xe đạp cà phê được nhiều khách hàng đón nhận.


Lúc cao điểm nhất, Coffee Bike đã có tới 21 xe, gồm 18 xe của công ty và 3 xe nhượng quyền, chỉ sau vài tháng xuất hiện trên thị trường.


Thế nhưng, khi trên đà tăng tốc mạnh nhất cũng là lúc “cơn lốc vỉa hè” đến...


“Chúng tôi chịu ảnh hưởng trong chiến dịch dẹp vỉa hè”


Coffee Bike gắn liền với chiếc xe đạp, với vỉa hè. Và đương nhiên, khi chiến dịch dẹp vỉa hè được thực thi ở TPHCM và Hà Nội, Coffee Bike sẽ gặp khó khăn. Khi không thể bán ở vỉa hè, thì hàng chục chiếc xe sẽ để đâu. Các chi phí vận hành, nhân công ra sao nếu không có nguồn thu.


“Mặc dù có sự chuẩn bị trước, nhưng chiến dịch dẹp vỉa hè khiến Coffee Bike bị ảnh hưởng về doanh thu rất lớn. Tuy nhiên, chiến dịch này cũng giúp chúng tôi thay đổi mô hình kinh doanh, theo hướng bền vững hơn”, Hoàng Tiễn chia sẻ.


Vậy sự chuẩn bị ở Coffee Bike là gì?






Theo Hoàng Tiễn, trước đó, Coffee Bike cũng đã có kế hoạch chuyển từ kinh doanh vỉa hè sang Kios và quán.


“Coffee Bike đang trong giải đoạn cải cách lớn, có thể nói ra bước ngoặt, chính việc dẹp vỉa hè là khó khăn, nhưng cũng chính là cơ hội - giúp Coffee Bike quyết đoán hơn trong việc thay đổi hình thức kinh doanh bền vững hơn”, Tiễn cho biết.


Theo người đồng sáng lập của chuỗi này, vỉa hè tuy chi phí đầu tư thấp, nhưng mất nhiều chi phí phi chính thức, cũng như tốn nhiều công sức hơn. "Có thể nói, cơ hội luôn kèm rủi ro, và trong rủi ro thì sẽ luôn cơ hội, quan trọng nhất vẫn là sư sáng suốt của bộ phận điều hành, linh hoạt trong bối cảnh thị trường nhiều thay đổi", Tiễn kết luận.


Biển lặng thì không có thủy thủ giỏi


Coffee Bike đã có những thành công nhất định trước khi xảy ra "biến cố" mang tên vỉa hè. Có thời điểm, Coffee Bike có 18 xe đẩy và 3 cửa hàng nhượng quyền. Sau chiến dịch vỉa hè, hiện Coffee Bike có 6 cửa hàng ở TP HCM và Hà Nội.


"Tôi vẫn đang phiêu lưu và nghĩ mình là thủy thủ. Và nếu biển lặng thì không có thủy thủ giỏi. Coffee Bike đang gặp khó khăn. Ở tuổi tôi, mọi người đang đi làm và có tiền. Họ được đi du lịch nhưng tôi vẫn đang trong giai đoạn khó khăn và phải chịu trách nhiệm trước công ăn việc làm của nhiều người", Tiễn suy tư.


Hoàng Tiễn đang chuẩn bị gấp rút cho việc khai trương 2 cửa hàng mới ở cả Hà Nội và TPHCM. Chàng trai 9X này cùng các cộng sự kỳ vọng sẽ mở khoảng 15 cửa hàng trong năm nay, với diện tích khoảng hơn 60 m2.


Hoàng Tiễn cho biết hiện danh sách chờ nhượng quyền mô hình này đã lên đến con số 300. Tuy nhiên, chuỗi không kỳ vọng đạt được bao nhiêu hợp đồng nhượng quyền, mà "tùy theo nhu cầu của thị trường".


- Coffee Bike có ngại chuyện không đồng đều về chất lượng khiến thương hiệu bị ảnh hưởng không? - chúng tôi nghi ngại.


- Đó là câu chuyện khi mô hình phình to ra. Hiện giờ Coffee Bike vẫn cử nhân sự qua kiểm tra. Tính không đồng đều ở chuỗi là có, nhưng sai số sẽ nhỏ - Hoàng Tiễn tự tin.


- Phân khúc mục tiêu của chuỗi hướng đến nhóm khách hàng nào?


- Giới công sở, những người nghiền cà phê, nếu uống 2 ly với giá 35.000 đồng/ly tại các thương hiệu lớn thì chi phí cho cà phê mỗi tháng cũng không ít. Cà phê pha máy và sạch vẫn có thể có giá thấp hơn. Coffee Bike chọn cách len lỏi giữa các thương hiệu lớn, cà phê sạch nhưng rẻ hơn các chuỗi lớn, để người yêu thích cafe có thể vừa được uống cà phê sạch, nhưng với giá dễ chịu hơn.


Theo tiết lộ của ông chủ này, trước kia, giá nhượng quyền là khoảng 120 triệu/quán nhưng giờ giá nhượng quyền còn 80 triệu cho một cửa hàng hơn 20m2, bao gồm xe đẩy và 5 bộ bàn ghế. Phần trang trí thì chủ cửa hàng nhận nhượng quyền sẽ tự lo.



Theo Thế Trần


Trí thức trẻ