Friday, March 31, 2017

Lợi thế của dự án căn hộ sắp bàn giao


Ông Dũng cho biết, thị trường bất động sản 2017 có nhiều khởi sắc, đánh dấu bằng việc chào bán và giới thiệu hàng loạt dự án căn hộ cao cấp ra thị trường. Tuy nhiên, trước những rủi ro về việc mua nhà chưa hình thành, những dự án trong giai đoạn hoàn thiện được nhiều người lựa chọn, dù để an cư hay đầu tư sinh lời. Các dự án sắp hoàn thiện của những chủ đầu tư lớn được khách hàng ưu tiên chọn mua, đa phần là người có nhu cầu ở thực.


Lý giải điều này, ông Dũng cho rằng, giai đoạn trước và đang bàn giao là thời điểm giao dịch tăng mạnh ở hầu hết các dự án. Nhiều khách hàng thường bị thuyết phục khi đến tham quan công trình, chứng kiến tiến độ thi công cũng như cam kết chất lượng và bàn giao nhà đúng thời hạn của chủ đầu tư.


Chị Phạm Ngọc Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chọn mua căn hộ chung cư ở ngay để nhanh chóng ổn định cuộc sống. Theo chị Hoa, những dự án đang hoàn thiện và sắp bàn giao sẽ có giá cao hơn nhưng chị không phải đợi 2-3 năm mới nhận nhà. 

loi-the-cua-du-an-can-ho-sap-hoan-thien

Nhiều khách hàng ưu tiên mua nhà thời điểm sắp bàn giao.

Nằm ở trung tâm quận Hà Đông, dự án GoldSilk do TNR phát triển cũng thu hút nhiều khách hàng và nhà đầu tư bởi sắp bàn giao căn hộ. Thời điểm này, khách hàng có thể kiểm chứng thực tế và chủ đầu tư đảm bảo bàn giao đúng cam kết vào quý II/2017. 


Anh Nguyễn Đức Trung, một trong những khách hàng ký hợp đồng mua căn hộ Tulip trong đợt mở bán vừa qua cũng hài lòng với tiến độ và chất lượng dự án Goldsilk.


"Dự án được thi công bởi tổng thầu Coteccons, Hawee; quản lý và vận hành bởi Savills nên tôi có thể yên tâm về thời điểm mình dọn về ở cũng như về chất lượng căn hộ", anh Trung chia sẻ.

loi-the-cua-du-an-can-ho-sap-hoan-thien-1

Goldsilk là dự án có chất lượng xây dựng, quản lý và vận hành tốt, giá cả hợp lý.

Những căn hộ Goldsilk đều xây xong phần thô và đang được hoàn thiện cơ bản các hạng mục bên trong và cảnh quan, đợt đầu tiên dự kiến bàn giao sớm ngay trong tháng 5 tới. Dự án có nhiều căn hộ diện tích nhỏ, tổng giá trị từ 1,4 đến 2 tỷ đồng một căn, phù hợp với nhu cầu thị trường. Chủ đầu tư còn áp dụng chính sách thanh toán kéo dài với lãi suất cố định và nhiều hỗ trợ khác từ chủ đầu tư.


Bên cạnh việc đảm bảo đúng tiến độ thi công, chất lượng công trình, các dịch vụ tiện ích đi kèm, chủ đầu tư Hanovid ưu tiên hoàn thiện nhanh chóng thủ tục cấp sổ đỏ cho cư dân. Doanh nghiệp trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) cho 33 hộ gia đình đầu tiên của khu liền kề chỉ sau 2 tháng nhận nhà.

loi-the-cua-du-an-can-ho-sap-hoan-thien-2

Sự kiện mở bán của Goldsilk được khách hàng quan tâm với lượng giao dịch thành công lớn.

Chủ đầu tư sẽ tổ chức sự kiện ra mắt tầng mẫu căn hộ thực tế dự án GoldSilk vào ngày 1/4 tới. Ngoài chính sách ưu đãi từ TNR Holdings lên tới 5 cây vàng SJC với tổng giá trị ưu đãi đến 200 triệu đồng, khách hàng còn nhận những phần quà giá trị.


100 người đầu tiên đến tham dự sẽ nhận quà đặc biệt. Người tham dự và đặt cọc mua căn hộ có cơ hội bốc thăm may mắn trúng một xe Honda Lead trị giá 40 triệu đồng và một máy giặt Samsung lồng ngang cao cấp trị giá 7 triệu đồng.


TNR là đơn vị quản lý, điều hành và phát triển các dự án bất động sản mang thương hiệu "Gold" như Goldmark City, The GoldView, GoldSilk, GoldSeason. Doanh nghiệp dự kiến cho ra mắt 4 dự án lớn tại Hà Nội và TP HCM với tổng diện tích lên tới 2 triệu m2.


Huệ Chi

Hàng 'Made in Vietnam' uy tín hơn 'Made in China'


Hãng nghiên cứu thị trường Statista (Đức) vừa công bố báo cáo Made In Country Index 2017, khảo sát hơn 43.000 người tiêu dùng tại 52 quốc gia, vùng lãnh thổ (đại diện cho khoảng 90% dân số thế giới) để tìm ra sản phẩm nước nào được tin tưởng nhất thế giới.


Theo đó, Việt Nam được 34 điểm (nước dẫn đầu được 100 điểm), đứng thứ 46 trong danh sách. Nhìn chung, hàng Việt Nam được nhận định có chất lượng và giá cả thấp, với hầu hết các đặc tính sản phẩm dưới trung bình thế giới. 

hang-made-in-vietnam-uy-tin-hon-made-in-china

Tuy được đánh giá cao hơn "Made in China" song hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhìn chung vẫn ở nhóm dưới trong 52 nền sản xuất được khảo sát.

Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc xếp áp chót (thứ 49), với chỉ 28 điểm. Iran đứng cuối cùng với 27 điểm. Hàng Việt Nam và Trung Quốc đều được đánh giá cao về tính kinh tế (Very good value for money). Tuy nhiên, trong khi hàng "Made in China" được coi trọng tại quê nhà thì người Việt vẫn chuộng hàng ngoại hơn (hàng Việt Nam chỉ xếp thứ 42/52 về mức độ uy tín đối với người tiêu dùng nội địa). Trên thế giới, thứ hạng của hàng Việt Nam cao nhất là tại Ecuador (thứ 10) và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (thứ 20). 


Riêng tại Việt Nam, hàng hóa Nhật Bản được tin tưởng nhất. 100% người được hỏi đánh giá tích cực về sản phẩm nước này.


Trên thế giới, đứng đầu danh sách năm nay là Đức, khi được 13 quốc gia lựa chọn là đáng tin cậy nhất. Sản phẩm của doanh nghiệp nước này được đánh giá cao nhất thế giới về Chất lượng, bất chấp scandal gian lận khí thải của Volkswagen năm ngoái. Họ đạt điểm cao nhất (100), theo sau là Thụy Sĩ (98) và EU (92).

hang-made-in-vietnam-uy-tin-hon-made-in-china-1

20 thương hiệu "Made in ..." uy tín nhất thế giới. Đơn vị: điểm

Các đại diện châu Âu thống trị top 10. Nhật Bản là quốc gia duy nhất đến từ châu Á trong top này, với vị trí thứ 8, đồng hạng Mỹ và Pháp.


Sản phẩm từ Italy được đánh giá cao nhất về Sự độc đáo và Thiết kế. Trong khi đó, sản phẩm Nhật Bản được hơn nửa người tham gia nhận định có Công nghệ tiên tiến nhất.


Trong khảo sát của Statista, người tham gia sẽ được hỏi 3 câu hỏi: “Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm”, “Nhận thức của bạn về nó thay đổi thế nào trong 12 tháng qua”, “Đặc điểm nào sau đây khiến bạn nghĩ đến sản phẩm của quốc gia / vùng lãnh thổ này”. Các đặc tính sản phẩm được đưa ra là Tính kinh tế, Mức độ công bằng trong sản xuất, Sự độc đáo, Hàng thật, Thiết kế xuất sắc, Công nghệ tiên tiến, Chất lượng cao, Độ bền, Độ bảo mật và Khả năng chứng tỏ vị thế.


Hà Thu

Thursday, March 30, 2017

Quán karaoke lo đóng cửa nếu phải gánh phí 2.000 đồng một bài


Sau vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại một nhà hàng karaoke ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cuối năm ngoái, các cơ sở kinh doanh dịch vụ này muốn hoạt động phải tuân thủ theo các quy định mới về phòng cháy chữa cháy.


Vừa chi 300 triệu đồng đầu tư thêm thiết bị phòng cháy cho 10 phòng hát, ông Phạm Văn Quyền - Quản lý cửa hàng karaoke Tom (phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội) không mấy vui khi trước thông tin cơ sở của ông tới đây phải nộp thêm khoản phí tác quyền bản ghi hình sản phẩm âm nhạc.






“Chúng tôi không thể chấp nhận mức thu này. 2.000 đồng một bài cộng với tiền bản quyền tác giả phải nộp “cứng” hằng năm - khoảng 16 triệu - là gánh nặng quá lớn trong khi kinh doanh không mấy sáng sủa", ông Quyền bày tỏ.


Dù có doanh thu trung bình ngày khoảng 4 triệu đồng, song theo vị quản lý này, riêng tiền thuê nhà cũng đã chiếm phần lớn, chưa kể chi phí lương nhân viên, điện, nước… "Với một doanh nghiệp lớn thì vài chục triệu một năm chẳng thấm gì, nhưng với một cửa hàng lại là cả vấn đề. Nếu chi phí nhiều như vậy, chúng tôi khó có thể tiếp tục kinh doanh", ông lo lắng.


Chung mối lo này, chủ cửa hàng karaoke Embassy (Hàn Thuyên, Hà Nội) cho rằng việc đóng phí lẽ ra phải thuộc về các doanh nghiệp sản xuất đầu máy karaoke, thay vì người mua và sử dụng. “Nếu nói rằng các cơ sở kinh doanh karaoke thu được lợi nhuận từ việc sử dụng các bài hát đó thì các nhà sản xuất đầu máy cũng thu lãi “khủng” từ bán sản phẩm của mình", ông nhìn nhận. 


Ngoài phản ứng về việc phải nộp phí, chủ các cơ sở kinh doanh karaoke còn cho rằng căn cứ để đưa ra mức phí là “thiếu thực tế, không minh bạch”.


"Tôi không rõ căn cứ nào họ đưa ra mức thu 2.000 đồng mỗi bài hát? Trong mỗi đầu thu không phải có 2.000 hay 3.000 bài, mà có tới 5.000 - 7.000. Nếu nhân lên số phải trả hằng năm không nhỏ", ông Quyền bức xúc. Ông tính toán, với 3 đầu máy karaoke chứa khoảng hơn 20.000 bài, số tiền cửa hàng phải chi trả hằng năm cho tác quyền ghi hình có thể lên tới 40 triệu đồng. Trong khi đó, chủ cơ sở Embassy thì lại lo chuyện phí chồng phí khi cả doanh nghiệp sản xuất đầu máy và cơ sở kinh doanh đều phải nộp.

quan-karaoke-lo-dong-cua-neu-phai-ganh-phi-2000-dong-mot-bai

Việc thu phí tác quyền ghi hình sản phẩm âm nhạc với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke sẽ được tiến hành từ quý III tới.

Là đơn vị đưa ra quyết định thu phí tác quyền ghi hình sản phẩm âm nhạc với các điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, bà Trương Thị Thùy Dung - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) khẳng định việc sử dụng các bản ghi hình karaoke không được phép của chủ sở hữu đã xâm phạm, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội và hội viên (theo Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ...)


Đại diện Hiệp hội cũng khẳng định mức phí thu 2.000 đồng một bài hát đã được tính toán kỹ lưỡng, dựa trên cơ sở kết quả cuộc khảo sát được tiến hành trong gần một năm qua và trên khung quy định của pháp luật. Kết quả khảo sát cho thấy bình quân mỗi đầu máy sử dụng 10.000 – 20.000 bản ghi, trong đó chỉ 3.000 – 5.000 bản là thuộc sở hữu của các hội viên và quản lý của RIAV.


“Chúng tôi sẽ không thu phí đồng loạt theo số lượng bài hát có trong đầu thu, mà sẽ kiểm tra xem đầu thu đó có bao nhiêu bài hát của các thành viên Hiệp hội và chỉ thu trên số đầu bài hát này”, bà Dung giải thích.


Số tiền thu về từ hoạt động này sẽ được chi 10% cho các chi phí hoạt động của văn phòng Hiệp hội; 5-10% chi cho các Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch các tỉnh, thành phố. Và 80% còn lại được trả trực tiếp cho các chủ sở hữu bản ghi âm, ghi hình.


Phó chủ tịch RIAV cũng phủ nhận chuyện thu “phí chồng phí”. Bà cho biết ngoài các doanh nghiệp sản xuất đầu máy, các cơ sở kinh doanh cũng thu được lợi nhuận từ việc sử dụng sản phẩm. “Khi họ thu được lợi nhuận từ sản phẩm trí tuệ của các tác giả thì phải trả tiền bản quyền", bà Dung lý giải.


Để hoạt động này được hiệu quả, RIAV khẳng định đang thực hiện một lộ trình cụ thể để các chủ cơ sở kinh doanh karaoke hiểu và thực hiện, như gửi công văn thông báo kèm bảng giá thu phí; trực tiếp xuống cơ sở giải thích, tư vấn; ký hợp đồng. “Chúng tôi vẫn đang trong quá trình vận động, giải thích cho các chủ cơ sở kinh doanh hiểu quyền và nghĩa vụ của mình. Sau đó hiệp hội mới thu phí và có giải pháp với cơ sở không đóng”, bà Dung nói.


Mô hình kinh doanh karaoke hiện nay rất đa dạng, số lượng các ca khúc được sử dụng tại các địa điểm này cũng khó kiểm soát, nên chuyện thu phí bản quyền gặp nhiều khó khăn. Trước quyết định của RIAV, hiện đã có khoảng 10 tỉnh, thành phố đồng thuận cùng Hiệp hội thực hiện việc thu phí này.


Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) được thành lập năm 2003, là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, phi Chính phủ, phi lợi nhuận của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất băng đĩa ghi âm (bao gồm các sản phẩm ghi âm, ghi hình) ở Việt Nam. Hiệp hội chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch.

Anh Minh - Anh Tú

 

Hàng Việt hơn Trung Quốc ở điểm gì?


Hãng nghiên cứu thị trường Statista vừa công bố báo cáo Made In Country Index 2017, khảo sát hơn 43.000 người tiêu dùng tại 52 quốc gia để tìm ra sản phẩm nước nào được tin tưởng nhất thế giới. Theo đó, hàng Việt Nam xếp thứ 46 trong danh sách, trên Trung Quốc 3 bậc.


Statista đã khảo sát người tiêu dùng theo 3 câu hỏi "Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm", "Nhận thức của bạn về nó thay đổi thế nào trong 12 tháng qua", "Đặc điểm nào sau đây khiến bạn nghĩ đến sản phẩm của quốc gia/vùng lãnh thổ này". Theo đó, cả sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc đều không được đánh giá cao về chất lượng trên thế giới, với nhiều tiêu chí dưới trung bình.

hang-viet-hon-trung-quoc-o-diem-gi

Sản phẩm Việt Nam được đánh giá cao hơn Trung Quốc tại nhiều tiêu chí. Số liệu: Statista

Dù vậy, trong 10 đặc tính sản phẩm được đưa ra, hàng Việt Nam vẫn được đánh giá cao hơn hoặc tương đương Trung Quốc tại 7 tiêu chí, gồm: Sự độc đáo, Hàng thật, Mức độ công bằng trong sản xuất, Chất lượng cao, Độ bền, Độ bảo mật và Khả năng chứng tỏ địa vị. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn về Tính kinh tế của sản phẩm, Công nghệ tiên tiến và Thiết kế xuất sắc.


Từ hàng thập kỷ nay, Trung Quốc vẫn được coi là công xưởng toàn cầu, với nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Nền kinh tế lớn nhì thế giới vì thế cũng gắn liền với hình ảnh sản phẩm rẻ, chất lượng thấp và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.


Theo khảo sát, Trung Quốc có danh tiếng "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung. Chỉ 10% người Việt Nam, 15% người Thái Lan, 17% người Singapore và 14% người Philippines có đánh giá tích cực về hàng hóa nước này. Tỷ lệ tại các nền kinh tế khác trong khảo sát đa phần dưới 30%, thậm chí là 0%.


Trong khi đó, hàng Việt Nam lại được 34% người khảo sát Trung Quốc nhận xét đáng tin cậy. Tỷ lệ này tại các nước Đông Nam Á dao động trong khoảng 7-23%. Trên thế giới, hàng Việt Nam được đánh giá cao nhất tại Ecuador (thứ 10) và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (thứ 20).

hang-viet-hon-trung-quoc-o-diem-gi-1

Xếp hạng và mức độ đánh giá uy tín hàng Việt Nam tại 52 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát. Màu đậm hơn cho thấy mức độ đánh giá cao hơn. Nguồn: Statista

Ông Nicolas Loose - Giám đốc Nghiên cứu tại Statista nhận xét điểm sáng hiếm hoi của Trung Quốc là người dân nước này đánh giá cao hàng nội nhất, và việc sản xuất tại đây có tính "kinh tế" nhất thế giới. "Họ đúng là có danh tiếng tốt tại quê nhà và là cái tên dẫn đầu về giá. Nhưng xếp hạng sản phẩm nói chung quả thực cực kỳ thấp", ông nói.


Hà Thu

Vàng SJC tăng giá kiểu "chớp nhoáng"



Lúc 14h00 ngày 27/3, giá mua - bán vàng Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại Hà Nội niêm yết ở mức 36,48 - 36,70 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá cuối phiên tuần trước. SJC tại thị trường TP. HCM cũng biến động tương tự, niêm yết ở mức 36,48 - 36,68 triệu đồng/lượng.


Như vậy, so với thời điểm lúc 9h buổi sáng, giá vàng SJC ở thời điểm này đã giảm mất 60.000 đồng/lượng.


Vàng SJC tăng giá kiểu "chớp nhoáng".


Tương tự, giá vàng miếng SJC ở Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý cũng đi xuống sau khi tăng mạnh vào lúc mở cửa, hiện đang niêm yết ở mức 36,54- 36,62 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng ở đầu mua vào so với mức giá cuối phiên trước đó, chênh lệch mua vào và bán ra là 80.000 đồng. So với thời điểm lúc mở cửa, giá vàng SJC tại đây đã giảm 60.000 - 70.000 đồng mỗi lượng.


Giá vàng SJC tại thị trường Sài Gòn của tập đoàn DOJI đang niêm yết ở mức 36,53- 36,66 triệu đồng/lượng, tăng 10.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá cuối phiên trước đó nhưng đã giảm 60.000 đồng so với lúc mở cửa. Giá vàng SJC tập đoàn DOJI tại Hà Nội niêm yết ở mức 36,53- 36,63 triệu đồng/lượng.


Cập nhật đến 12h trưa nay, giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng tại 1256,76 USD/oz. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ở ngưỡng 2,15 triệu đồng/lượng.






Nên đọc

Vàng SJC lại quay đầu giảm giá



Lúc 8h45 ngày 28/3, giá mua - bán vàng Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại niêm yết ở mức 36,42 - 36,64 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá cuối ngày 27/3. SJC tại thị trường TP. HCM cũng biến động tương tự, niêm yết ở mức 36,42 - 36,62 triệu đồng/lượng.


Vàng SJC lại quay đầu giảm giá.


Giá vàng miếng SJC ở Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý cũng được điều chỉnh giảm, hiện đang niêm yết ở mức 36,49- 36,59 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng ở đầu mua vào và 10.000 đồng ở chiều bán ra so với mức giá cuối phiên trước đó, chênh lệch mua vào và bán ra là 100.000 đồng.


Giá vàng SJC tại thị trường Sài Gòn của tập đoàn DOJI đang niêm yết ở mức 36,49- 36,59 triệu đồng/lượng, ngang với mức giá chốt phiên ngày 27/3. Giá vàng SJC tập đoàn DOJI tại Hà Nội cũng niêm yết ở mức 36,59- 36,69 triệu đồng/lượng.


Trong khi đó, tính đến 7h giờ sáng 28/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.259,8 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York tăng 10 USD lên 1.258,5 USD/ounce.


Hiện giá vàng cao hơn 9,5% (+109 USD/ounce) so với cuối năm 2016. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá gần 34,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn giá vàng trong nước gần 1,7 triệu đồng/lượng.






Nên đọc

Vàng SJC đi ngược chiều thế giới



Cập nhật lúc 14h ngày 28/3, giá mua - bán vàng Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại niêm yết ở mức 36,43 - 36,65 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá cuối ngày 27/3. SJC tại thị trường TP. HCM cũng biến động tương tự, niêm yết ở mức 36,43 - 36,63 triệu đồng/lượng.


Vàng SJC đi ngược chiều thế giới.


Giá vàng miếng SJC ở Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý cũng giảm nhẹ, hiện đang niêm yết ở mức 36,51- 36,59 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng ở cả 2 đầu mua vào và bán ra so với mức giá cuối phiên trước đó, chênh lệch mua vào và bán ra là 80.000 đồng.


Giá vàng SJC tại thị trường Sài Gòn của tập đoàn DOJI đang niêm yết ở mức 36,49- 36,59 triệu đồng/lượng, ngang với mức giá chốt phiên ngày 27/3. Giá vàng SJC tập đoàn DOJI tại Hà Nội niêm yết ở mức 36,50- 36,60 triệu đồng/lượng.


Cập nhật đến 12h trưa nay, giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng tại 1255,16 USD/oz. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ở ngưỡng 2,13 triệu đồng/lượng.


Giá vàng trong nước vẫn đi ngược chiều với thị trường thế giới, chưa có điểm thu hút đầu tư mặc dù giá đang neo ở mức thấp. Nhà đầu tư vẫn chần chừ, không muốn bước chân vào thị trường, do những lo lắng về tính bất ổn của giá vàng.






Nên đọc

Vàng SJC giảm sâu khi vàng thế giới lên đỉnh



Cập nhật lúc 8h30 ngày 29/3, giá mua - bán vàng Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại niêm yết ở mức 36,40 - 36,62 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá cuối ngày 28/3. SJC tại thị trường TP. HCM cũng biến động tương tự, niêm yết ở mức 36,40 - 36,60 triệu đồng/lượng.


Vàng SJC tiếp tục giảm sâu.


miếng SJC ở Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý cũng tiếp tục đi xuống, hiện đang niêm yết ở mức 36,46- 36,56 triệu đồng/lượng, giảm 80.000 đồng ở đầu mua vào và 50.000 đồng ở chiều bán ra so với mức giá cuối phiên trước đó, chênh lệch mua vào và bán ra là 100.000 đồng.


Giá vàng SJC tại thị trường Sài Gòn của tập đoàn DOJI đang niêm yết ở mức 36,46- 36,56 triệu đồng/lượng, giảm 60.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá chốt phiên ngày 28/3. Giá vàng SJC tập đoàn DOJI tại Hà Nội niêm yết ở mức 36,46- 36,56 triệu đồng/lượng.


Trái ngược với thị trường trong nước, giá vàng thế giới đêm trước đó tiếp tục leo thang và đang ở mức cao nhất 1 tháng qua. Tính đến 6h sáng 29/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.257,2 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York tăng 2 USD lên 1.257,7 USD/ounce.


Hiện giá vàng cao hơn 9,2% (+106 USD/ounce) so với cuối năm 2016. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá gần 34,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn giá vàng trong nước gần 1,7 triệu đồng/lượng.






Nên đọc

Vàng SJC mất giá 60.000 đồng mỗi lượng



Cập nhật lúc 14h ngày 29/3, giá mua - bán vàng Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại Hà Nội niêm yết ở mức 36,40 - 36,62 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá cuối ngày 28/3. SJC tại thị trường TP. HCM cũng biến động tương tự, niêm yết ở mức 36,40 - 36,60 triệu đồng/lượng.


Vàng SJC mất giá 60.000 đồng mỗi lượng.


miếng SJC ở Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý cũng đang trên đà giảm, hiện đang niêm yết ở mức 36,48- 36,56 triệu đồng/lượng, giảm 60.000 đồng ở đầu mua vào và 50.000 đồng ở chiều bán ra so với mức giá cuối phiên trước đó, chênh lệch mua vào và bán ra là 80.000 đồng.


Giá vàng SJC tại thị trường Sài Gòn của tập đoàn DOJI đang niêm yết ở mức 36,47- 36,55 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá chốt phiên ngày 28/3. Giá vàng SJC tập đoàn DOJI tại Hà Nội niêm yết ở mức 36,47- 36,57 triệu đồng/lượng.


Giá trong nước suy yếu do chứng kiến thị trường quốc tế vừa có ngày đi xuống. Theo đó, mỗi ounce giảm khoảng 3 USD khi chốt phiên Mỹ 28/3. Giá tiếp tục giảm 4 USD trong phiên giao dịch châu Á sáng nay, lui về sát 1.247 USD. Tính ra tiền Việt, mỗi lượng vàng quốc tế tương đương 34,28 triệu đồng.



động tai nạn đường sắt có xu hướng gia...



Nên đọc

Vàng SJC tiếp tục rớt giá



Cập nhật lúc 8h30 ngày 30/3, giá mua - bán vàng Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại niêm yết ở mức 36,40 - 36,62 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá cuối ngày 29/3. SJC tại thị trường TP. HCM cũng biến động tương tự, niêm yết ở mức 36,40 - 36,60 triệu đồng/lượng.


SJC tiếp tục rớt giá.


miếng SJC ở Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý cũng đang trên đà giảm, hiện đang niêm yết ở mức 36,49- 36,57 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng ở đầu mua vào và 10.000 đồng ở chiều bán ra so với mức giá cuối phiên trước đó, chênh lệch mua vào và bán ra là 80.000 đồng.


Giá vàng SJC tại thị trường Sài Gòn của tập đoàn DOJI đang niêm yết ở mức 36,45- 36,55 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mức giá chốt phiên ngày 29/3. Giá vàng SJC tập đoàn DOJI tại Hà Nội niêm yết ở mức 36,49- 36,57 triệu đồng/lượng.


Tính đến 6h giờ sáng 30/3 (giờ Việt Nam), thế giới giao ngay đứng ở mức 1.251,8 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York giảm 4 USD xuống 1.251,1 USD/ounce.


Hiện giá vàng cao hơn 8,8% (+101 USD/ounce) so với cuối năm 2016. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá gần 34,7 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn giá vàng trong nước gần 1,9 triệu đồng/lượng.




...


Nên đọc

Chuyển công an điều tra vụ khách báo mất gần 9 tỷ tại NCB



Liên quan đến sự việc tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Nguyễn Bạch Mai (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, ) bất ngờ "không cánh mà bay" gần 9 tỷ đồng trong tài khoản, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cho biết, Ngân hàng luôn đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của khách hàng, người gửi tiền tại NCB, trong mọi trường hợp đây là ưu tiên hàng đầu của NCB theo đúng quy định của .


NCB hiện đang cùng khách hàng là bà Nguyễn Bạch Mai và các bên liên quan phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra làm sáng tỏ vụ việc này và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Khách hàng là bà Nguyễn Bạch Mai.


NCB cam kết tuân thủ theo quy định của pháp luật và sẵn sàng chịu trách nhiệm căn cứ trên kết luận của Cơ quan chức năng. Các dịch vụ của NCB hiện vẫn hoạt động bình thường, ổn định và tuân thủ theo quy định của NHNN, pháp luật; mọi quyền lợi chính đáng, hợp pháp của khách hàng luôn được đảm bảo.


Ảnh minh họa.


"Với vụ việc của Khách hàng Nguyễn Bạch Mai, ngay từ khi nhận được đơn thư chúng tôi đã nhanh chóng rà soát trả lời bà Mai cũng như liên tục mời bà Nguyễn Thị Thu Hà đến làm rõ và tìm hướng khắc phục nhằm bảo đảm lợi ích của bà Nguyễn Bạch Mai. cũng đã cáo với NHNN và chủ động chuyển hồ sơ cho phía cơ quan Công an để tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ", NCB cho biết.


Căn cứ kết luận chính thức của các cơ quan chức năng, NCB cam kết sẽ thực hiện mọi nghĩa vụ của mình để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng bà Nguyễn Bạch Mai theo đúng quy định của pháp luật. 


Trước đó, theo nội dung đơn khiếu nại, bà Mai cho biết bà đã gửi tiền tại ngân hàng từ năm 2012. Ban đầu, bà gửi theo hình thức tiết kiệm nhưng sau khi được bà Nguyễn Thị Thu Hà - Trưởng phòng giao dịch (PGD) số 14 - tư vấn chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang bảo lãnh ngân hàng sẽ được hưởng lãi suất cao lên tới 12%/năm (tại thời điểm năm 2014), bà Mai đồng ý.


Bà Mai cho hay vì tin tưởng nên bà đã đồng ý tham gia hình thức chứng từ của ngân hàng này. Khi đó, bà được bà Hà đề nghị ký các thủ tục tất toán sổ tiết kiệm để chuyển sang dạng chứng từ. Hàng tháng, bà Mai vẫn nhận được bảng kê khai tiền gửi và tính lãi của PGD số 14, ngân hàng NCB.


Đến giữa năm 2016, bà Mai muốn rút tiền để sử dụng nên đã liên lạc với bà Hà để thông báo rút tiền. Tuy nhiên, nhiều lần hứa hẹn sẽ cho người mang tiền đến tận nhà để trả nhưng bà Hà đều thất hẹn.


Đến đầu tháng 1/2017, bà Mai đến trực tiếp PGD số 14 để rút tiền thì nhân viên giao dịch tại đây thông báo số tiền trong tài khoản của bà đã được rút hết trước đó, trong khi bà Mai khẳng định từ khi gửi tiền tại ngân hàng chưa hề thực hiện bất kỳ giao dịch chuyển, rút tiền nào trong tài khoản.






Nên đọc




 

Manulife Việt Nam tài trợ 100 bể chứa nước ngọt cho người dân Bến Tre



Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực và mang tính cấp thiết vì những năm gần đây, tình hình xâm nhập mặn diễn ra hết sức phức tạp và nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi mà còn khiến cuộc sống sinh hoạt của nhiều hộ dân tại Bến Tre gặp rất nhiều khó khăn.


Ông Paul Nguyễn – Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam chia sẻ: “Thiếu nước sinh hoạt trong thời gian dài có thể gây ra bệnh tật và nhiều nguy cơ khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai lâu dài của người dân. Với sứ mệnh trở thành đối tác tin cậy nhất trong việc giúp người dân Việt Nam đạt được ước mơ và nguyện vọng của mình, chúng tôi hy vọng việc tài trợ 100 bể chứa nước đợt này là bước đi cần thiết giúp bà con có sự chuẩn bị thật tốt để ứng phó với mùa nắng nóng sắp tới”.


Ông Đào Văn Đồng - Giám đốc Chất lượng Hệ thống Đại lý Manulife Việt Nam trao biểu trưng 100 bể chứa nước ngọt cho đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bến Tre.


Chị Lê Thị Kim Thơm, xã Hưng Khánh Trung, huyện Mỏ Cày Bắc đại diện 100 hộ dân được tặng bể chứa nước chia sẻ: “Các hộ nghèo như chúng tôi có đời sống khó khăn, không có khả năng tự trang bị các dụng cụ chứa nước mưa, nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Chúng tôi rất vui mừng khi quý mạnh thường quân đã thấy được khó khăn của chúng tôi. Nếu không được hỗ trợ, chúng tôi không biết đến khi nào mới xây được bể chứa nước”.


Chương trình tài trợ bể chứa nước ngọt cho bà con vùng ngập mặn được Manulife Việt Nam và Công An TP. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện từ cuối năm 2016. Sau thời gian chuẩn bị, 100 bể chứa nước với sức chứa 2.000 lít/bể được xây kiên cố bằng bê tông đã được bàn giao và đưa vào sử dụng tại các vùng ngập mặn tại Bến Tre như xã Phước Mỹ Trung, Tân Phú Tây, Nhuận Phú Tân và Hưng Khánh Trung A. Đây sẽ là nguồn dự trữ cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho bà con quanh năm, giúp bà con cải thiện chất lượng cuộc sống và ổn định phát triển kinh tế.


Song song với việc đầu tư và phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam, trong suốt thời gian hoạt động, Manulife Việt Nam luôn tích cực tham gia và tài trợ nhiều chương trình ý nghĩa trong các lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và từ thiện, tiêu biểu là các hoạt động trao tặng học bổng cho học sinh nghèo, cho sinh viên các trường đại học vay học phí không lãi suất, tài trợ thiết bị giáo dục, tài trợ xây phòng học, tài trợ thiết bị rèn luyện thể chất cho các trường học, hiến máu nhân đạo, chạy bộ từ thiện gây quỹ nghiên cứu bệnh ung thư và bệnh tim, xây nhà tặng tình thương, cứu trợ đồng bào lũ lụt, quyên góp hỗ trợ các nhà mở và đóng góp để khắc phục hậu quả của thiên tai tại các địa phương.


Bà con vui mừng vì từ nay đã có bể chứa nước ngọt phục vụ sinh hoạt quanh năm.


Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 6 năm 1999, Manulife Việt Nam tự hào là công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Viêt Nam. Trụ sở chính đặt tại Manulife Plaza, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Manulife Việt Nam hiện có mạng lưới 54 văn phòng tại 39 tỉnh thành phố lớn trên cả nước (tính đến tháng 12/2016).


Ngày 14/06/2005, Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam, công ty thành viên trực thuộc Manulife Việt Nam, được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quản lý quỹ và vốn đầu tư, tạo điều kiện cho Manulife Việt Nam tiếp việc mở rộng và phát triển danh mục sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.


Hơn 17 năm hoạt động tại Việt Nam, Manulife đã không ngừng phát triển xây dựng vững chắc uy tín trong thị trường, khẳng định vị trí là một trong ba công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam. Manulife Việt Nam hiện đang cung cấp một danh mục các sản phẩm đa dạng từ sản phẩm bảo hiểm truyền thống đến sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ, giáo dục, liên kết đầu tư và hưu trí. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập www.manulife.com.vn.






Nên đọc

Vinalines rao bán công ty sửa chữa tàu với giá gần 82 tỷ



Sở Giao dịch vừa thông bán đấu giá phần vốn góp của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY).


Theo đó, Vinalines muốn chuyển nhượng số cổ phần có giá trị 262.5 tỷ đồng, tương đương 88.65% vốn điều lệ (thực góp) tại VNLSY với giá khởi điểm gần 82 tỷ đồng. 


Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines sửa chữa Ụ nổi 83M.


Thời gian và địa điểm đăng ký và nộp tiền đặt cọc từ 8h30 ngày 27/3/2017 đến 15h30 ngày 17/4/2017. Thời gian đấu giá là 8h30 ngày 24/4/2017 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.


VNLSY được thành lập năm 2008 có vốn điều lệ đăng ký là 800 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn góp của Vinalines theo cam kết là 85%, tương đương 680 tỷ đồng. Tuy nhiên, cuối tháng 6/2016, vốn thực góp của các cổ đông mới dừng ở con số 296.5 tỷ đồng (Vinalines sở hữu 88.65% vốn và Công ty cổ phần Phát triển hàng hải (Vimadeco) sở hữu 11.35%).






Nên đọc