Wednesday, April 26, 2017

Giá cao su vừa tăng, doanh nghiệp săm lốp liền gặp khó


thiên nhiên tại sàn giao dịch hàng hóa Tokyo sau khi chạm mức thấp nhất tại 146,4 JPY/kg vào tháng 1/2016 thì bắt đầu phục hồi trở lại và đạt mức cao gần 350 JPY/kg vào đầu năm 2017, tuy sau đó có sụt giảm lại và tới nay thì xuống mức 220,7 JPY/kg tính đến phiên giao dịch ngày 25/04 nhưng cũng đã có tác động đáng kể đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng cao su thiên nhiên làm nguyên liệu như săm lốp.


Diễn biến giá cao su thiên nhiên tại sàn giao dịch hàng hóa Tokyo





Nhiều năm gần đây, nền kinh tế đang phục hồi sau khủng hoảng, sức mua còn yếu và cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập, các sản phẩm săm lốp giá rẻ từ Trung Quốc tiếp tục làm khó tình hình sản xuất kinh doanh chung của các doanh nghiệp săm lốp. Giữa bối cảnh này, giá nguyên liệu đầu vào - cao su thiên nhiên giảm sâu là cứu cánh bao năm nay nên việc giá cao su thiên nhiên phục hồi mạnh vào nửa cuối năm 2016 thực sự đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp săm lốp.


Do vậy, trong khi các đơn vị thuần trồng trọt cao su thiên nhiên như Cao su Đồng Phú (), Cao su Phước Hòa (), Cao su Tây Ninh (), Cao su Hòa Bình () và Cao su Thống Nhất () hồ hởi báo lãi hoạt động kinh doanh chính tăng thì các doanh nghiệp xăm lốp như Cao su Đà Nẵng (DRC), Cao su Miền Nam - CasumiNa (CSM), Cao su Sao Vàng (SRC) ngậm ngùi báo lãi quý 1/2017 giảm mạnh do giá vốn tăng cao. Đồng thời mục tiêu kinh doanh năm 2017 của các doanh nghiệp săm lốp cũng không tăng trưởng bao nhiêu so với thực hiện năm 2016.


Cụ thể, cả 3 doanh nghiệp niêm yết ngành săm lốp đều chung số phận ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1 với lãi sụt giảm và đạt mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây dù cho doanh thu vẫn tăng trưởng nhẹ.


Cao su Đà Nẵng vừa công bố BCTC quý 1/2017 với khoản lãi ròng 70,6 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2016 và là kết quả thấp nhấp thực hiện trong quý 1 từ năm 2012 đến nay. Mặc dù doanh thu Công ty vẫn tăng trưởng rất tốt 21% đạt 900,2 tỷ đồng nhưng biên lãi gộp giảm mạnh từ 20,5% xuống còn 14,7% là nguyên nhân khiến lãi ròng giảm. Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo DRC tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 thì giá mua cao su trong quý 1/2017 là 45.000 – 50.000 đồng/kg.


Năm 2017, DRC đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng nhẹ 7% và lãi trước thuế 9% so với thực hiện năm 2016; lần lượt ước đạt 3.602 tỷ và 540 tỷ đồng. Trải qua quý 1 thì Công ty đã thực hiện được 25% kế hoạch doanh thu nhưng mới hoàn thành 16,4% mục tiêu lãi trước thuế.


Không khá hơn bao nhiêu, Cao Su Sao Vàng cũng vừa thông báo kết quả kinh doanh quý 1/2017 tuy doanh thu thuần đạt hơn 211 tỷ đồng, tăng 5,8% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 12,6 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cũng giảm từ 21,2% xuống 19,8%. Đồng thời, chi phí bán hàng và chi phí quản lý của Công ty tăng đáng kể với tổng cộng hơn 5 tỷ đồng đã đẩy lãi ròng giảm sâu.


ĐHĐCĐ thường niên 2017 của SRC mới tổ chức gần đây cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh cả năm 2017 với doanh thu 935 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 93 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 3% và 12% so với thực hiện năm 2016. Song, kết quả lợi nhuận đạt được trong quý 1 mới tương ứng với 17% kế hoạch năm. Đồng thời, HĐQT của SRC đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh cho quý 2/2017 với lãi trước thuế ước 17 tỷ đồng, giảm 35% so với con số thực hiện cùng kỳ năm trước. Như vậy nếu hoàn thành kế hoạch quý 2 thì tính chung nửa năm đầu 2017, Công ty cũng chỉ mới thực hiện 35% kế hoạch năm.


Sụt giảm nghiêm trọng nhất là phải kể đến Cao su Miền Nam (CSM), quý 1/2017 chỉ lãi vỏn vẹn 28,9 tỷ đồng, bằng 47% so với thực hiện năm trước và là mức thấp nhất thực hiện trong quý 1 từ năm 2011. Không khác hai đơn vị trên, CSM ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhẹ 9% đạt 748 tỷ đồng, giá vốn tăng mạnh hơn 25% khiến lãi gộp giảm đến 39%. Biên lãi gộp giảm mạnh từ 24,4% xuống 13,6%. Do vậy, dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý đồng thời giảm gần phân nửa xuống 19,5 tỷ và 24,5 tỷ đồng vẫn không cứu được đà rơi của lợi nhuận sau thuế.


Theo giải trình của đơn vị, doanh thu trong kỳ tăng nhờ tăng giá sản phẩm và tăng doanh số trong khi giá vốn tăng là bởi giá vật tư tăng từ cuối năm 2016 tới nay.


CSM chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017 nhưng theo tài liệu Đại hội công bố thì kế hoạch kinh doanh đề ra cho năm nay sẽ gần như không tăng trưởng so với năm 2016 với doanh thu 3.304 tỷ đồng và lãi trước thuế 340 tỷ đồng. Như vậy, xét ra thì hết quý 1, Công ty mới thực hiện được hơn 10% kế hoạch lợi nhuận của năm.



Theo Ngọc Điểm


Người đồng hành

No comments:

Post a Comment