Wednesday, April 26, 2017

Cuộc "chia tay" kỳ lạ của 2 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới


Một cuộc đàn áp mạnh mẽ chống lại đòn bẩy thị trường tại nền kinh tế lớn nhất châu Á đã làm rung chuyển chỉ số Shanghai Composite Index trong tuần qua, đưa nó xuống mức thấp nhất ba tháng. Trong khi đó tại Mỹ, lớn nhất thế đang đắm chìm trong mạo hiểm do cuộc bầu cử của Pháp gây ra. Chỉ số S&P 500 tiếp tục tăng trong tâm thế đón chờ kế hoạch cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump.


Kể từ cuộc tháo chạy tài sản từ giữa năm 2015 đến đầu năm 2016, giới chức phần lớn vẫn giữ thị trường chứng khoán đại lục nằm trong phạm vi kiểm soát. Cho đến hôm thứ 2 vừa qua, chỉ số Shanghai Composite Index suốt 86 ngày giao dịch không lúc nào giảm quá 1%.


Trong khi Bắc Kinh tập trung giảm rủi ro trong hệ thống tài chính bằng cách thắt chặt tiền tệ và đòn bẩy, hạn chế đầu cơ và giao dịch bất thường, TTCK Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu "chia tay" từ một tháng trước. Cuộc "chia tay" này cho thấy 2 thị trường lớn nhất thế giới đang chuyển động ít đồng điệu nhất kể từ năm 2008 trở lại đây.


Nhìn một cách tích cực, đây là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã không còn lo lắng về khả năng thị trường Trung Quốc sụp đổ như những năm trước nữa. Có lẽ, một phần là do sức mạnh nền tảng của kinh tế Trung Quốc. Theo Daniel So - chuyên gia chiến lược thuộc Công ty Chứng khoán Quốc tế CMB Hong Kong, cổ phiếu đại lục ngày càng liên kết với thị trường toàn cầu và sự phân rã (giữa TTCK Trung Quốc và TTCK Mỹ) này có thể chỉ là ngắn hạn.


"Chính phủ Trung Quốc đang đẩy hoạt động đầu cơ ra khỏi thị trường, trong lúc đó thị trường chắc chắn sẽ lệch pha so với các khu vực khác trên thế giới", ông nói.


Tuy nhiên, trước khi cuộc thay đổi vị trí 5 năm 1 lần diễn ra trong Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu, giới chức sẽ không muốn có nhiều bất ổn xảy ra trên thị trường, George Magnus - cựu cố vấn của UBS Group AG nhận định.


"Các nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng hạ nhiệt đòn bẩy và ký quỹ, nhưng sẽ không vượt quá mức tối thiểu cần thiết", ông nói.


Chừng nào đà tăng trưởng vẫn ổn định, những động thái điều chỉnh trên thị trường vẫn có thể tiếp tục. Theo Alex Wolf - chuyên gia kinh tế thị trường mới nổi tại Standard Life Investments, Hong Kong cho rằng điều này sẽ tốt cho nền kinh tế trong dài hạn. "Những nỗ lực giảm đòn bẩy và tín dụng thành công cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể làm giảm rủi ro toàn bộ hệ thống".


Trong khi chỉ mới 2 tháng trước, TTCK Trung Quốc gắn liền với hình ảnh bình tĩnh yên ả với mức biến động của gần như thấp nhất kể từ năm 2014, tuần vừa qua chỉ số Shanghai Composite sụt giảm 2,3%. Đầu tuần này, Shanghai Composite lần đầu tiên giảm 1,4% sau hơn 2 tháng.


Đối với Adrian Zuercher, chủ nhiệm mảng phân bổ tài sản Châu Á Thái Bình Dương tại chi nhánh ngân hàng tư nhân của UBS ở Hồng Kông, mối quan hệ yếu ớt giữa TTCK Trung Quốc và các thị trường khác là điều đáng mừng và có thể sẽ càng rõ nét hơn.


"Tất cả các quy định đang được thực hiện đều nhằm làm Trung Quốc ít rủi ro hơn. Nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trên nền tảng vững chắc và đó là lý do tại sao họ có thể thực hiện một số biện pháp kiểm soát. Có thể trong tương lai chúng ta sẽ thấy nhiều nhà đầu tư quốc tế đến Trung Quốc để tìm kiếm thu nhập cố định và vốn".



Anh Sa


Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

No comments:

Post a Comment