Wednesday, April 26, 2017

Sơn Kansai muốn chiếm lĩnh phân khúc khách hàng phổ thông Việt


Công ty TNHH Sơn Kansai - Alphanam (Kansai Việt Nam) vừa giới thiệu ra thị trường bộ sản phẩm mới mang tên Alphanam dành cho phân khúc phổ thông tại Việt Nam, bên cạnh dòng sơn cho phân khúc cao và trung cấp.


Bộ sản phẩm bao gồm: bột trét ngoại thất Mastic Pro, sơn lót ngoại thất Sealer Pro, sơn chống thấm pha xi măng Proof Pro, sơn nội thất lau chùi hiệu quả Clean Pro, sơn nội thất mờ Matt Finish, sơn ngoại thất mờ Matt Finish và sơn ngoại thất bóng Sheen Pro.


Với dòng sản phẩm mới, theo lãnh đạo hãng, mục tiêu là mang cho người tiêu dùng Việt Nam dòng sản phẩm sơn đầu tư kỹ lưỡng về dây chuyền công nghệ, chất lượng tiêu chuẩn Nhật Bản nhưng giá thành cạnh tranh. Loại sơn này hướng tới phân khúc khách hàng phổ thông - hiện chiếm tới 70% tổng dân số.


Ngoài ra, các sản phẩm của dòng Alphanam được đánh giá cao khi tuân thủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Alphanam đã nhận chứng chỉ xanh Green Label bởi Hội đồng vì môi trường Singapore (The Singapore Environment Council).

son-kansai-muon-chiem-linh-phan-khuc-khach-hang-pho-thong-viet

Dòng sơn Alphanam dành riêng cho thị trường Việt Nam.

“Chúng tôi đã thiết lập hệ thống công nghệ vì môi trường trong toàn bộ hoạt động sản xuất sơn từ nguyên liệu đầu vào, quy trình sơn và lớp màng sơn, góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu. Năm 2016, tỷ lệ doanh số các sản phẩm sơn thân thiện với môi trường đã chiếm 95% tổng sản phẩm của Kansai”, đại diện công ty sơn Kansai - Alphanam cho biết.


Ông Chan Chee Meng, Tổng giám đốc Kansai Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển, đặc biệt là thị trường bất động sản. Do đó, nhu cầu về vật liệu xây dựng, trong đó có sản phẩm sơn rất lớn.


Tuy nhiên, theo đánh giá của doanh nghiệp, dù là một trong số thương hiệu sơn lớn nhất Nhật Bản, ở Việt Nam, Kansai Paint thị phần còn khá khiêm tốn. Ông Chan Chee Meng lý giải, Kansai Paint đặt chân vào thị trường Việt muộn hơn rất nhiều so với các hãng sơn ngoại khác. “Miếng bánh trên thị trường sơn Việt Nam còn rất rộng mở và lúc này, bắt đầu sẽ là cuộc đua của Kansai Paint”, Tổng giám đốc hãng nói.


Sau 6 năm, tốc độ tăng trưởng của Kansai Việt Nam đạt 25-30% (cao gấp đôi so với tăng trưởng chung của ngành). Đến nay, công ty đã phát triển thành công hệ thống phân phối tại 63 tỉnh thành và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tập trung sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm sơn trang trí, sơn công nghiệp cao cấp. Mọi hoạt động của công ty đều triển khai bằng công nghệ và sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia tập đoàn Kansai Nhật Bản.


Hiện hãng có hàng trăm đối tác lớn tại Việt Nam; một số công trình lớn sử dụng sơn Kansai - Alphanam như: hệ thống Trung tâm thương mại Aeon Mall trên toàn quốc, Gamuda Garden, trường PTTH Maricurie (Hà Nội), trường liên cấp TH School (Hà Nội), khách sạn JW Marriott (Phú Quốc)...

Ông Chan Chee Meng, Tổng giám đốc Kansai Việt Nam (phải).

Ông Chan Chee Meng - Tổng giám đốc Kansai Việt Nam (phải).

Thị trường sơn Việt Nam đang góp mặt của nhiều hãng sơn lớn thế giới, cùng với các nhà sản xuất trong nước, tạo nên một mạng lưới với hàng trăm doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn. Cuộc cạnh tranh trên thị trường sơn, vì thế sẽ khá gay gắt.


Theo Hiệp hội Sơn - Mực in Việt Nam (VPIA), tổng sản lượng tiêu thụ mỗi năm khoảng 250 triệu lít, trong đó chiếm đa phần là sơn nước với 180 triệu lít. VPIA cho rằng, tiềm năng thị trường sơn Việt Nam còn rất lớn, bởi hiện mức tiêu thụ sơn tại Việt Nam chỉ ở mức 2,8-3 lít một người mỗi năm, trong khi Mỹ là 20-22 lít, Tây Âu 15-16 lít; Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) là 12-13 lít.


Ngoài ra, tăng trưởng toàn ngành với sơn trang trí 8-12%, sơn công nghiệp 15%, cao gấp đôi so với tăng trưởng nền kinh tế. Do vậy, các “ông lớn” ngành sơn thời gian qua không ngừng gia tăng quy mô để chiếm lĩnh thị phần.


Thị phần phân khúc này hiện nằm phần lớn trong tay các doanh nghiệp ngoại đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ… với 65%, còn lại là của các doanh nghiệp trong khu vực và trong nước.


Thanh Thư

No comments:

Post a Comment