Tivi và cuộc lật đổ ngoạn mục một tượng đài
Sony là một biểu tượng được tôn thờ của ngành , là thương hiệu được thèm muốn nhất thế giới. Nhưng đó là chuyện của quá vãng. Giờ đấy, cái tên này chỉ còn là cái bóng mờ nếu so sánh với đối thủ .
Những năm 90 của thế kỷ trước, Samsung chỉ là một công ty nhỏ, thường bị diễu nhại với cái tên Samsuck – mọi thứ sản xuất ra đều là rác. Samsung không “có cửa” nào để so sánh với tượng đài Sony ngày ấy. Nhưng, thị trường luôn thay đổi, có kẻ đứng yên, tảng lờ trong kiêu ngạo, có kẻ lại “lao đi” thử nghiệm và thay đổi, Samsung ở vế thứ 2.
Năm 1995, khi đến thăm nhà máy, chủ tịch Samsung lúc bấy giờ là Lee Kun Hee đã phát hiện một số điện thoại trong dòng sản phẩm mới của mình bị lỗi. Ông đã ra một quyết định gây sốc: Đập nát và đốt hết kho hàng.
Vài trăm ngàn chiếc điện thoại đã bị phá huỷ. Đám cháy ngày hôm ấy có giá trị lên đến 50 triệu USD để nhắc nhở “chất lượng là nhân cách và giá trị của tôi”. Nó cũng đồng thời là thông điệp cho toàn thể nhân viên cũng như đối thủ của công ty.
Sau ngày hôm đó, Samsung đã bắt đầu đầu tư mạnh vào lĩnh vực LCD (màn hình tinh thể lỏng) vốn được Sharp khai phá với mục tiêu cạnh tranh trên tất cả các phương diện: giá cả, tính năng, chất lượng.
Trong lúc Samsung (và cả LG) tập trung đầu tư hàng tỷ USD vào màn hình tinh thể lỏng thì Sony cùng nhiều công ty Nhật Bản khác vẫn mải mê chạy theo thành công của màn hình CRT trước đó.
Đi cùng với cơn sốt laptop cũng như các trào lưu công nghệ nổi trội khác cùng thời (điện thoại di động, PDA...), màn hình LCD nhanh chóng trở thành “ngôi sao” so nhờ một đặc tính nổi trội: độ dày siêu thấp khi so sánh cùng CRT. Đến năm 1998, Samsung trở thành nhà sản xuất LCD số 1 thế giới.
8 năm sau đó, năm 2006, Samsung chính thức chiếm danh hiệu nhà sản xuất TV số 1 thế giới khỏi tay Sony.
"Samsung và LG đã chiếm lấy vị trí dẫn đầu từ tay người Nhật trong thập niên 2000 bằng cách đầu tư rất mạnh tay trong lĩnh vực LCD", Kim Byung-ki, một nhà phân tích tài chính tại Kiwoom Securities cho biết…
Chuyện về chiếc tivi của Samsung chỉ là một phần nhỏ trong những sự thay đổi, dịch chuyển mạnh mẽ của tập đoàn này nhằm đánh bật đối thủ Sony hay nhiều công ty Nhật Bản khác nữa. Chính nhờ sự không đứng yên, không ngừng đổi mới, Samsung của ngày hôm nay cũng đã trở thành một tượng đài lớn trên thế giới. Giá trị vốn hoá thị trường của công ty (tính đến tháng 8/2016) 239 tỷ USD xếp thứ 17 thế giới theo dữ liệu của Reuters - tranh đoạt những ngôi vương vốn hoá tại châu Á, bỏ xa đối thủ là Sony thưở nào.
Khi đứng yên là đòn trí mạng
Câu chuyện của Sony và Samsung là một câu chuyện quen thuộc, không phải cá biệt. Trong dòng chảy nhanh chóng và nghiệt ngã của thị trường, nhiều đế chế đã phải “ngã ngựa”. Đó là giọt nước mắt đầu năm 2016 của CEO Nokia khi công ty bị mua lại bởi Microsoft với lời phát biểu đầy ám ảnh: “Chúng tôi không làm gì sai nhưng bằng cách nào đó, chúng tôi đã thua cuộc”. Đó cũng là tuyên bố của ông lớn BlackBerry dừng sản xuất điện thoại vì không cạnh tranh nổi và phải lui về làm phần mềm,…
Hành trình bước đến vực thẳm ấy, có thể những đế chế này có thể chọn sai hướng như BlackBerry, như Sony cũng có thể chẳng làm gì sai cả như Nokia nhưng trong một thế giới không ngừng vận động, nếu đứng yên, bỏ lỡ những thay đổi cần thiết, nghịch lại dòng chảy,…. Bạn mất cơ hội không chỉ kiếm tiền mà còn là sống sót.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều thương hiệu như thế, từng là nhãn hàng lừng danh và rồi lay lắt trước những biến đổi thị trường. của CTCP Lương thực thực phẩm Colusa là một điển hình.
Từng chiếm đến 90% thị phần ở Việt Nam, từng thân thuộc đến mực được danh từ hoá thành tên cho mỳ ăn liền, nhưng đến nay, thị trường đã nằm trong tay người khác.
Số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường như Euromonitor hay BMI nhiều năm trở lại đây cho biết Top 3 thị phần mì ăn liền tại Việt Nam hiện nằm trong tay 3 công ty Acecook, Masan Consumer và Asia Foods.
Quá bảo thủ, không chịu cải tiến bao bì, sản phẩm không có tính đột phá, không chạy theo thị hiếu của người tiêu dùng là những yếu tố khiến cho thương hiệu này “đi giật lùi”. Hiện tại, mỳ Miliket chỉ sống lay lắt nhờ những ký ức xưa của một bộ phận nhỏ người tiêu dùng.
Những câu chuyện trên chỉ nhằm minh chứng cho một thực tế, thành công của ngày hôm nay không có nghĩa là nó sẽ tiếp tục vào ngày mai. Bất cứ lúc nào bạn bạn cũng có thể bị thay thế, bị bật khỏi cuộc chơi, cho dù mình đã từng làm chủ nó. Đối thủ của doanh nghiệp, có thể là một doanh nghiệp khác, nhưng nó cũng có thể là chính là doanh nghiệp của ngày hôm qua, bởi lẽ, như tâm sự của CEO Grab Nguyễn Tuấn Anh gần đây “Trở ngại lớn nhất chính là bản thân mình, chứ không phải ai hay bất cứ điều gì. Làm sao để bản thân mình của ngày hôm nay phải tốt hơn hôm qua, phải luôn luôn thay đổi mới có thể tồn tại được!”.
N.Dương
Theo Trí thức trẻ
No comments:
Post a Comment